TPP: Doanh nghiệp có thể biến rào cản quy tắc xuất xứ thành cơ hội
Mỗi nước TPP có thể có mức thuế ưu đãi khác nhau cho một sản phẩm xuất khẩu, nhưng yêu cầu về quy tắc xuất xứ là giống nhau và áp dụng chung. Do đó, một sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được quy tắc xuất xứ của TPP thì xuất khẩu sang bất kỳ một thị trường TPP nào cũng được hưởng ưu đãi thuế quan.
Ông Vương Đức Anh, Phó Trưởng Phòng, Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)có cuộctrao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Thưa ông, quy tắc xuất xứ là một nội dungrất quan trọng trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là đối với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, quy tắc xuất xứ trong TPP vừa có điểm đóng lại vừa có điểm mở hơn so với các FTA khác. Xin ông cho biết cụ thể về vấn đề này?
Ông Vương Đức Anh: Trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do, quy tắc xuất xứ và mức độ mởcủa thị trường (mức độ và thời gian cắt giảm thuế) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, đây là một nội dung quan trọng và rất thiết thực sát sườn đối với mỗi doanh nghiệp.’
Ở các FTA khác mà Việt Nam đã ký thì quy trình xác minh xuất xứ là “G to G”, tức là cơ quan hải quan nước nhập khẩu với tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) của nước xuất khẩu. Khác với quy trình đó, ở TPP là “G to B”, tức là cơ quan hải quan nước nhập khẩu với người sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.
TPP có cơ chế chứng nhận xuất xứ rất mới đối với Việt Nam, bởi hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải xin chứng nhận xuất xứ tại một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước chỉ định và Việt Nam mới chỉ đang bắt đầu đưa vào thí điểm một số trường hợp tự chứng nhận xuất xứ trong Asean.
Điều đó có nghĩa là, trong TPP, cho phép doanh nghiệp xuất khẩu, người sản xuất và nhập khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Do tự chứng nhận xuất xứ còn mới mẻ nên để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý từng bước tiếp cận với cơ chế mới, tận dụng lợi thế FTA nên TPP quy định hàng nhập khẩu áp dụng hình thức nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Còn đối với hàng hóa xuất khẩu, có thể áp dụng song song hai hình thức trong vòng 10 năm đầu là cấp C/O theo kiểu truyền thống hoặc tự chứng nhận C/O.
Bên cạnh đó, TPP có quy định khá chi tiết về các thủ tục, điều kiện ràng buộc về thời hạn, về cách thức mà các nước phải tuân thủ khi quy định về thủ tục chứng nhận xuất xứ theo từng trường hợp có thể. Đáng chú ý là các quy định về việc điều tra xác minh thông tin xuất xứ, về việc lưu giữ chứng từ chứng minh, về bảo mật… từ góc độ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, trong TPP, có một số điểm mới về quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng như mặt hàng hóa chất vàxăng dầu; dệt may; ô tô và phụ tùng ô tô.
Ba nhóm hàng nêu trên thuộc những ngành hàng có thế mạnh và sức cạnh tranh cao của Việt Nam. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về quy tắc xuất xứ của 3 nhóm hàng này?
Đối với mặt hàng hóa chất, xăng dầu ngoài quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa còn có thêm sự lựa chọn áp dụng các quy tắc khác như phản ứng hóa học, tách đồng phân, thay đổi kích hạt, nguyên vật liệu chuẩn…
Đối với ngành may mặc, Việt Nam sẽ phải thỏa mãn quy tắc “từ sợi trở đi”. Trong TPP, chúng ta cũng sẽ phải đáp ứng quy tắc cắt may đối với 3 nhóm hàng là valy, túi xách, áo ngực phụ nữ và quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp.
Đặc biệt, chúng ta sẽ được ưu tiên trong quy tắc này để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung. Cụ thể sẽ có 194 loại vải, sợi không có sẵn trong TPP có thể nhập khẩu từ ngoài khối, sau đó cắt may thành thành phẩm tại một nước thành viên TPP, xuất sang các nước TPP vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi theo TPP.
Ngoài ra, còn có cơ chế Hoa Kỳ dành riêng cho Việt Nam là “cơ chế một đổi một áp dụng với sản phẩm quần nam nữ dệt thoi bằng vải bông". Tức là cho phép doanh nghiệp mua một đơn vị vải bông có xuất xứ Hoa Kỳ sẽ được sử dụng một đơn vị vải bông nhập khẩu từ ngoài TPP để may quần áo xuất Hoa Kỳ với thuế 0%.
Đối với ô tô và phụ tùng ô tô, TPP linh hoạt cho phép 7 loại phụ tùng là thân, xe, kính, hệ thống chống ồn, ba – đờ - xốc, ống xả… không cần đáp ứng Quy tắc xuất xứ cụ thể, chỉ cần được sản xuất tại TPP. Còn lại quy tắc xuất xứ cho các bộ phận khác của sản phẩm ô tô nguyên chiếc là 40% hoặc chuyển đổi mã số hàng hóa.
Vậy theo ông, để biến rào cản quy tắc xuất xứ thành cơ hội và lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải làm gì?
Mỗi nước TPP có thể có mức thuế ưu đãi khác nhau cho một sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, nhưng yêu cầu về quy tắc xuất xứ là giống nhau và áp dụng chung. Do đó, một sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được quy tắc xuất xứ của TPP thì xuất khẩu sang bất kỳ một thị trường TPP nào cũng được hưởng ưu đãi thuế quan. Đầu tiên, để tận dụng ưu đãi thuế quan trong TPP, doanh nghiệp cần tìm hiểu chính xác quy tắc xuất xứ áp dụng cho nhóm hàng hóa của mình.
Bên cạnh đó, thủ tục chứng nhận xuất xứ theo TPP không chỉ mới về hình thức chứng nhận, mà còn mới về chủ thể chứng nhận. Do đó việc thực thi sẽ rất khác so với cơ chế duy nhất về chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, mà các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam trước nay từng biết.
Vì vậy, doanh nghiệp ngoài việc cần tìm hiểu về cơ chế này để áp dụng, còn cần chủ động có ý kiến với các cơ quan Nhà nước liên quan để thiết lập, vận hành, điều chỉnh cơ chế mới theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong trường hợp nếu đối tác nhập khẩu muốn tự chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý cẩn trọng khi cung cấp các thông tin về nguồn, giá cả, cách thức mua bán nguyên phụ liệu… để có thể vừa giữ quan hệ làm ăn với đối tác vừa không đánh mất bí mật kinh doanh.
Xin cảm ơn ông!
Ông Jeff McLean, Tổng Giám đốc Tập đoàn UPS Việt Nam, thành viên Hội đồng quản trị Phòng Thương mại Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh: Nhà sản xuất phụ tùngô tô Việt Nam cóthể hưởng lợi từ quytắc xuất xứ và tiếp cận nhiều khách hàng hơn từ các thị trường TPP. Hiệpđịnh TPP sẽ thúcđẩy xuất khẩuô tô từ Nhật Bản sang Hoa Kỳ vàquy tắc xuất xứ có thểbiến Việt Nam thành một nhà cung cấp phụ tùngô tô hấp dẫn hơnđối với thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ nhờbỏ hàng rào thuế quan.