Vợ khéo chi tiêu với thu nhập 12 triệu
(Tài chính) Gia đình bạn có 3 người, gồm vợ chồng và một em bé đang tuổi mẫu giáo, phải thuê nhà 2 triệu đồng một tháng. Với 10 triệu đồng còn lại, bạn phải tính toán để chi tiêu sinh hoạt và tiết kiệm.
Chị Thu Hà (giảng viên kế toán một trường cao đẳng Hà Nội) gợi ý với bạn vài cách tính toán chi tiêu ngân sách gia đình khi tổng thu nhập mỗi tháng khoảng 10-12 triệu đồng, như sau:
Nhận được lương, trước hết bạn dành ngay ra một khoản tiết kiệm cho tương lai. Số tiền này bạn nên gửi ngân hàng theo dạng tiết kiệm tích lũy tiền lương (còn gọi là gửi góp). Hiện nay, đa số cơ quan, công ty trả lương cho nhân viên qua tài khoản ngân hàng, bạn nên đăng ký tài khoản tiết kiệm với chính nhà băng đó. Hàng tháng, đến kỳ lương ngân hàng sẽ tự động chuyển số tiền mà bạn đã đăng ký từ tài khoản lương sang tài khoản tiết kiệm.
Dành riêng một khoản dự phòng cho những việc có thể phát sinh trong tháng như đi thăm người ốm, được mời tân gia, đám cưới, xe hỏng, mua sắm quần áo…
Lên danh sách những món tiền cố định cần phải tiêu trong tháng và bỏ riêng ra. Nên thanh toán ngay khi những khoản này vào ngày đến hạn, vì thế nào bạn cũng phải đóng tiền, dây dưa biết đâu bạn sẽ lỡ tay tiêu mất.
Lên danh sách những khoản cần tiêu cho cả tháng như gạo, mắm, muối, dầu ăn, tiền xăng xe đi lại, xà phòng. Đây là những khoản mà không phải ngày nào bạn cũng phải bỏ tiền ra mua sắm.
Số còn lại dự kiến cho tiêu dùng hàng ngày, bạn nên chia đều cho các ngày trong tháng, để biết được mỗi ngày bạn sẽ được phép tiêu trong khoảng bao nhiêu.
Gợi ý cụ thể chị Hà
Tiết kiệm: 1 triệu đồng.
Dự phòng: 1 triệu đồng.
Những khoản cố định: Tiền nhà: 2,5 triệu; tiền học và tiền sữa cho con: 2,5 triệu đồng; điện, nước, điện thoại 500.000 đồng; tiền xăng cho hai chiếc xe máy: 500.000 đồng. Tổng cộng 6 triệu đồng.
Những khoản cần tiêu cho cả tháng: Gas: 450.000 đồng; gạo 15kg: 200.000 đồng; dầu ăn 2 lít, nước mắm, đường, muối, bột canh, mì chính, tương... 150.000 đồng; bột giặt, nước xả vải, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng bánh: 200.000 đồng. Tổng cộng 1 triệu đồng.
Tiền ăn hàng ngày của cả gia đình: 100.000 mỗi ngày. Bé ăn bữa sáng và trưa tại lớp học. Bố mẹ ăn trưa tại công ty (50.000 đồng). Nếu muốn rẻ hơn, bạn có thể nấu sẵn tại nhà và mang đến cơ quan.
Có thể có ngày bạn mua thực phẩm không đến 100.000 đồng, có ngày mua nhiều hơn, có lần bạn đi chợ cho cả 2, 3 ngày… Tuy nhiên, bạn nên cân đối để tiền ăn trong một tuần của gia đình thấp hơn 700.000 đồng.
Nhận được lương, trước hết bạn dành ngay ra một khoản tiết kiệm cho tương lai. Số tiền này bạn nên gửi ngân hàng theo dạng tiết kiệm tích lũy tiền lương (còn gọi là gửi góp). Hiện nay, đa số cơ quan, công ty trả lương cho nhân viên qua tài khoản ngân hàng, bạn nên đăng ký tài khoản tiết kiệm với chính nhà băng đó. Hàng tháng, đến kỳ lương ngân hàng sẽ tự động chuyển số tiền mà bạn đã đăng ký từ tài khoản lương sang tài khoản tiết kiệm.
Lên danh sách những món tiền cố định cần phải tiêu trong tháng và bỏ riêng ra. Nên thanh toán ngay khi những khoản này vào ngày đến hạn, vì thế nào bạn cũng phải đóng tiền, dây dưa biết đâu bạn sẽ lỡ tay tiêu mất.
Lên danh sách những khoản cần tiêu cho cả tháng như gạo, mắm, muối, dầu ăn, tiền xăng xe đi lại, xà phòng. Đây là những khoản mà không phải ngày nào bạn cũng phải bỏ tiền ra mua sắm.
Số còn lại dự kiến cho tiêu dùng hàng ngày, bạn nên chia đều cho các ngày trong tháng, để biết được mỗi ngày bạn sẽ được phép tiêu trong khoảng bao nhiêu.
Gợi ý cụ thể chị Hà
Tiết kiệm: 1 triệu đồng.
Dự phòng: 1 triệu đồng.
Những khoản cố định: Tiền nhà: 2,5 triệu; tiền học và tiền sữa cho con: 2,5 triệu đồng; điện, nước, điện thoại 500.000 đồng; tiền xăng cho hai chiếc xe máy: 500.000 đồng. Tổng cộng 6 triệu đồng.
Những khoản cần tiêu cho cả tháng: Gas: 450.000 đồng; gạo 15kg: 200.000 đồng; dầu ăn 2 lít, nước mắm, đường, muối, bột canh, mì chính, tương... 150.000 đồng; bột giặt, nước xả vải, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng bánh: 200.000 đồng. Tổng cộng 1 triệu đồng.
Tiền ăn hàng ngày của cả gia đình: 100.000 mỗi ngày. Bé ăn bữa sáng và trưa tại lớp học. Bố mẹ ăn trưa tại công ty (50.000 đồng). Nếu muốn rẻ hơn, bạn có thể nấu sẵn tại nhà và mang đến cơ quan.
Có thể có ngày bạn mua thực phẩm không đến 100.000 đồng, có ngày mua nhiều hơn, có lần bạn đi chợ cho cả 2, 3 ngày… Tuy nhiên, bạn nên cân đối để tiền ăn trong một tuần của gia đình thấp hơn 700.000 đồng.