WHO: Đại dịch COVID-19 có thể kết thúc vào năm sau

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Bà Maria Van Kerkhove đã đưa ra thông tin trên trong buổi họp báo mới đây cùng với ông Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO.

Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove - Ảnh: AP
Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove - Ảnh: AP

Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove, cho biết bà thực sự tin rằng năm 2022 sẽ có thể là năm mà đại dịch COVID-19 kết thúc.

Bà Maria Van Kerkhove đã đưa ra thông tin trên trong buổi họp báo mới đây cùng với ông Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO.

Nói về biến chủng Omicron, bà Kerkshove nói rằng biến chủng này đang lây lan nhanh chóng và vì vậy có thể lây nhanh hơn biến chủng delta tại một số nước, tuy nhiên tất cả mới chỉ ở giai đoạn ban đầu.

Theo số liệu mới công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho đến nay, 77 quốc gia đã công bố có trường hợp nhiễm COVID-19 chủng Omicron, tuy nhiên WHO tin rằng chủng này đã xuất hiện tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, chỉ là chưa bị phát hiện mà thôi.

Cũng theo WHO, hiện vẫn có thêm các dữ liệu mới về chủng Omicron được cập nhật và vẫn còn nhiều điều chưa biết về chủng mới này.

Theo phân tích công bố mới nhất của các nhà khoa học Nam Phi, nơi chủng Omicron lần đầu tiên được phát hiện, chủng này có khả năng lây nhanh chóng từ người sang người và chống lại được tác dụng của vaccine, tuy nhiên gây ra triệu chứng nhẹ hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày thứ Ba cảnh báo rằng biến chủng Omicron mới hiện đang lây lan nhanh hơn so với bất kỳ chủng nào trước đây, và nhiều khả năng đã xuất hiện ở phần lớn các quốc gia trên thế giới.

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, trong bài phát biểu tại Geneva, nhận xét: “Biến chủng Omicron hiện đang lây lan với tốc độ mà chúng ta chưa từng thấy với các chủng trước đây. 77 quốc gia trên thế giới đã công bố các ca lây nhiễm chủng Omicron. Thực tế rằng Omicron đã xuất hiện ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, chẳng qua chưa bị phát hiện”.

Cũng theo ông Tedros, WHO đang lo ngại rằng chính phủ các nước coi Omicon như một chủng nhẹ. Dù rằng Omicron có khả năng lây lan mạnh hơn, hiện chưa rõ liệu chủng gây ra triệu chứng nhẹ hay nặng hơn so với các chủng virus trước đây.

“Chúng ta đã học được rằng chúng ta đánh giá quá thấp mức độ tác động của virus. Ngay cả nếu chủng Omicron chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, con số trường hợp nhiễm tăng cao một lần nữa sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ thống y tế”, ông nói.

Ông Tedros cảnh báo rằng chỉ vaccine không đủ để bảo vệ các quốc gia khỏi chủng Omicron, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của khẩu trang và các biện pháp giãn cách xã hội.

“Vaccine không thể thay được khẩu trang. Vaccine cũng không thể thay thế được giãn cách xã hội. Vaccine cũng không thay được các biện pháp giúp thông thoáng gió và rửa tay. Hãy làm tất cả những việc này và làm không ngừng”, ông Tedros nhấn mạnh.

Chủng Omicron làm giảm đáng kể khả năng bảo vệ lây nhiễm của vaccine Pfizer-BioNTech, theo nghiên cứu ban đầu của các doanh nghiệp công bố trong tuần trước. Các nhà khoa học tại đại học Oxford đã công bố báo cáo nghiên cứu vào ngày thứ Hai cũng kết luận rằng vaccine Pfizer và AstraZeneca kém hiệu quả với chủng Omicron.