Xu hướng truyền thông và marketing của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

TS. Lê Minh Hà – Đại học Sài Gòn

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát triển, trong đó có Việt Nam. Công nghệ làm thay đổi hoàn toàn việc xây dựng chiến lược truyền thông, bán hàng và marketing của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào tận dụng tốt được thế mạnh của công nghệ, chuyển dịch kỹ thuật số sẽ thành công, chiếm lĩnh được thị phần, thắng thế trong cạnh tranh. Vì vậy, bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy để chuyển biến theo vòng xoáy công nghệ này.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra tại nhiều nước phát triển, trong đó có Việt Nam. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.

Theo Gartner, CMCN 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về CMCN 4.0 như sau: "CMCN đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. CMCN lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.

CMCN lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Hiện nay, cuộc CMCN 4.0 đang nảy nở từ cuộc CMCN lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của CMCN 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc CMCN trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

...

Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam
Trong kỷ nguyên số, sản xuất kinh doanh khó có thể bỏ qua thương mại điện tử, một môi trường tương tác quá mạnh, chi phí lại thấp. DN cần thay đổi tư duy trong việc xây dựng thương hiệu.
Giờ đây, không chỉ đơn giản là logo, hay quảng cáo trên truyền thông mà cần sớm nắm bắt xu thế, tranh thủ CMCN 4.0 để định ra một chiến lược truyền thông và marketing hiệu quả và phù hợp. Tóm lại, bất cứ một DN nào đã và đang tồn tại đều nhận thấy sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của xu hướng truyền thông 4.0, marketing online và đều mong muốn bắt kịp.
Bởi xu hướng này không chỉ giúp cho DN làm chủ được toàn bộ dữ liệu khách hàng mà còn dễ dàng tìm ra được đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua nền tảng các kênh digital marketing hiện nay như: Facebook, Google, Youtube, Ads Network…
Theo Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Việt Nam hiện đứng thứ 16 trong top 20 quốc gia có số người sử dụng internet với gần 50 triệu người, trong đó 60% là người trẻ. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.
Internet trở thành nguồn thông tin quảng cáo phổ biến nhất để người dùng biết đến sản phẩm. 73% người tiêu dùng Việt Nam tìm hiểu thông tin trên internet trước khi mua hàng. Đa phần người tiêu dùng Việt Nam hiện nay chọn sản phẩm, dịch vụ theo thương hiệu.

...
Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.