Xuất khẩu thủy sản vào EU: Bị phạt nặng nếu không hiểu rõ quy định

Theo baoquocte.vn

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ bị phạt nặng, thậm chí phạt với số tiền lên đến hàng triệu USD.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đây là cảnh báo được chuyên gia tư vấn quốc tế thuộc dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) đưa ra tại Hội thảo “Yêu cầu chứng nhận đối với thủy sản xuất khẩu sang thị trường châu Âu” được tổ chức vừa qua tại Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo nhằm nâng cao hiểu biết và cập nhật các thông tin mới nhất về các yêu cầu chứng nhận đối với các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu tới các nước châu Âu do EU-MUTRAP phối hợp với Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (VIFEP) tổ chức.

Tham dự sự kiện có hàng trăm đại biểu đến từ nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản tại Việt Nam, các cơ quan quản lý liên quan tới hoạt động thương mại thuỷ sản, các hiệp hội, ngành hàng liên quan…

Bà Cao Lệ Quyên, Phó Viện trưởng VIFEP cho biết, thị trường EU là một trong những thị trường lớn, quan trọng đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây và dự báo tiếp tục là thị trường tiềm năng cho thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới. Tuy nhiên, thị trường EU có những yêu cầu đặc thù, quy định chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để thúc đẩy hoạt động thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và EU, rất cần đẩy mạnh sự hiểu biết lẫn nhau. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam rất cần hiểu rõ về các chứng nhận và chính sách của EU đối với xuất nhập khẩu thuỷ sản.

Theo Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản vùng 3, hiện nay nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam than phiền về việc gặp không ít thách thức khi xuất khẩu sang thị trường EU.

Đơn cử như doanh nghiệp phải cùng lúc đáp ứng quá nhiều yêu cầu chứng nhận khác nhau; thủ tục hành chính thực hiện một số yêu cầu chứng nhận còn thiếu khoa học, mất nhiều thời gian; Chi phí triển khai áp dụng và chứng nhận khá cao; nhu cầu chứng nhận hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng khiến doanh nghiệp thường ở thế bị động; khả năng thừa nhận lẫn nhau giữa các tiêu chuẩn chứng nhận giữa các quốc gia về tiêu chuẩn chứng nhận không rõ ràng, minh bạch...

Tại hội thảo, nhóm chuyên gia tư vấn của Dự án EU-MUTRAP đã giới thiệu cho doanh nghiệp các nội dung phát triển thương mại thuỷ sản của EU với các đối tác, chính sách của EU và các chứng nhận yêu cầu bởi thị trường EU, phát triển thị trường đối với một số sản phẩm thuỷ sản chủ lực của Việt Nam. Trong đó có định hướng, tiềm năng tiếp cận thị trường EU đối với từng nhóm sản phẩm thuỷ sản cụ thể, các đề xuất, kiến nghị liên quan tới áp dụng các chứng nhận yêu cầu bởi thị trường EU đối với sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.

Ông Siegfried Bank, chuyên gia tư vấn quốc tế thuộc dự án EU-MUTRAP cho rằng, để phát triển nguồn nguyên liệu thủy sản, không chỉ trông chờ vào nhập khẩu mà phải chú trọng tăng từ nguồn nuôi trồng mới bền vững. Thủy sản nuôi trồng ổn định thì sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu đến 70%.

Riêng về vấn đề truy xuất nguồn gốc, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp phải chú ý đến tiêu chuẩn này nhiều hơn. Nguyên nhân chính là do nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, 60% sản phẩm cá nuôi xuất xứ từ bên ngoài do thương lái thu mua bán cho doanh nghiệp chế biến để xuất khẩu. EU lại không công nhận thương lái là cơ sở sản xuất, vì vậy ảnh hưởng nhất định đến quy trình chế biến và xuất khẩu của doanh nghiệp.

“Không đảm bảo chất lượng, không chứng minh được nguồn gốc sản phẩm, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU có nguy cơ bị phạt nặng, thậm chí phạt với số tiền lên đến hàng triệu USD”, ông Siegfried Bank cảnh báo.

Để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang EU, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần đảm bảo đủ các điều kiện buộc như: GlobalGAP (Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), tiêu chuẩn của ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản quốc tế), tiêu chuẩn của MSC (Hội đồng quản lý biển), BRC (tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm)… Ngoài ra,  doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nên có một số chứng nhận tự nguyện khác như BAP (nuôi trồng thủy sản tốt), IFS (độ an toàn)