Tỉnh Bình Phước:
Ý thức sử dụng hàng Việt ngày càng tăng nhờ chất lượng sản phẩm tốt
Nhờ việc nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước đã chủ động, tích cực đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm mà ý thức sử dụng hàng Việt của người dân ngày càng tăng.
Tại tỉnh Bình Phước, hàng năm, UBND Tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành chuyên môn tham mưu rà soát, sửa đổi, bổ sung, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, nhằm xây dựng hành lang pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi khi giải quyết công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Qua đó, hỗ trợ điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với hàng ngoại, đưa hàng hóa Việt Nam đến với người tiêu dùng.
Theo thống kê, đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 100% huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động cấp huyện; bám sát nội dung chỉ đạo của cấp trên và chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cuộc vận động, với những nội dung cụ thể, sát với tình hình thực tế; tập trung tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân ưu tiên sử dụng hàng Việt trong mua sắm và tiêu dùng.
Theo đó, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cùng với UBND Tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo về nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất, kinh doanh, phân phối.
Đặc biệt là Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã có những chính sách cụ thể mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vốn, công nghệ cao để sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm theo tiêu chuẩn quy định tại các FTA mà Việt Nam đã tham gia nhằm tăng tính cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành chức năng của Tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối hàng Việt.
Sở Công Thương cũng đã chủ trì, phối hợp với các hiệp hội ngành hàng trong và ngoài tỉnh, các tổ chức có liên quan đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại, tổ chức các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp; về địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối hàng Việt trên thị trường nông thôn của Tỉnh.
Theo đánh giá của tỉnh Bình Phước, đến nay, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh đều đã nâng cao nhận thức về trách nhiệm, ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ nhu cầu của người dân. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, mức tiêu thụ hàng Việt ngày càng tăng cao, người dân ý thức hơn trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng là hàng Việt nên vận động gia đình, bạn bè sử dụng. Người dân cũng chủ động tham gia tuyên truyền phòng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm nâng cao kiến thức khi sử dụng các sản phẩm hàng Việt.
Thời gian tới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục có những chính sách cụ thể mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vốn, công nghệ cao để sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm theo tiêu chuẩn quy định tại các FTA mà Việt Nam đã tham gia nhằm tăng tính cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành chức năng của Tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối hàng Việt.
Sở Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các hiệp hội ngành hàng trong và ngoài tỉnh, các tổ chức có liên quan đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại, tổ chức các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp; về địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Từ đó tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối hàng Việt trên thị trường nông thôn của Tỉnh.