Yếu tố nào khiến IMF dự báo về “những cơn bão tố” sắp đến với kinh tế thế giới?
IMF vẫn duy trì dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng, theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay thế nhưng nhiều khả năng sẽ giảm tốc còn 2,7% trong năm 2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vào ngày thứ Ba công bố rằng kinh tế thế giới đang hướng đến “khoảng thời gian bão tố” khi mà quỹ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm tới, đồng thời cảnh báo về khả năng suy thoái kinh tế nếu các nhà hoạch định chính sách không xử lý tốt cuộc chiến chống lạm phát, theo nội dung báo cáo mới nhất được IMF công bố.
Đánh giá bi quan này được đưa ra trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mà IMF mới công bố trong cuộc họp thường niên giữa Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF.
Cuộc họp này diễn ra trong một khoảng thời gian có nhiều căng thẳng khi mà vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tồn tại, căng thẳng Nga – Ukraine đã dẫn đến tình trạng giá thực phẩm và năng lượng tăng trong năm vừa rồi, chính vì vậy các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ buộc phải nâng mạnh lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế.
IMF vẫn duy trì dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng, theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay thế nhưng nhiều khả năng sẽ giảm tốc còn 2,7% trong năm 2023, thấp hơn so với tính toán trước đây. Tuy nhiên ở thời điểm đầu năm nay, IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 4,4% trong năm 2022 và 2,8% trong năm 2023, như vậy có thể thấy rõ ràng triển vọng kinh tế đã xấu đi đáng kể trong nhiều tháng trở lại đây.
Theo nội dung bài bình luận mới được New York Times đăng tải, NYT đã phân tích những ảnh hưởng của lạm phát lên nền kinh tế và cuộc sống của con người.
Lạm phát là gì? Lạm phát là sức mua suy giảm qua thời gian, đồng tiền mà bạn đang có trong tương lai sẽ không còn giá trị như bây giờ nữa. Giá cả hàng hóa và dịch vụ hàng ngày ví như thực phẩm, lạm phát, may mặc, giao thông và đồ chơi giảm sâu.
Điều gì gây ra lạm phát? Đó có thể là kết quả của việc nhu cầu người tiêu dùng tăng lên. Thế nhưng lạm phát có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào những diễn biến mà không có nhiều liên quan đến điều kiện kinh tế, ví như sản lượng dầu hạn chế và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng.
Lạm phát có xấu không? Mọi chuyện còn tùy thuộc vào tình hình. Giá cả tăng quá nhanh cũng có thể tạo ra nhiều vấn đề, thế nhưng việc giá cả tăng ở mức độ vừa phải cũng có thể giúp mang đến mức lương cao và tăng trưởng việc làm tốt hơn.
Lạm phát ảnh hưởng đến người nghèo như thế nào? Lạm phát có thể rất tồi tệ với những hộ gia đình nghèo bởi họ dành tỷ lệ lớn trong tiền họ kiếm được cho nhu yếu phẩm như thực phẩm, nhà ở và khí đốt.
Lạm phát có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán hay không? Lạm phát tăng nhanh thường gây ra nhiều vấn đề với cổ phiếu. Tài sản tài chính nói chung thường tăng trưởng rất kém trong bối cảnh lạm phát leo thang, cùng lúc đó nhiều tài sản hữu hình như nhà cửa giữ giá tốt hơn.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại IMF, ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhận định: “Rủi ro đang lớn dần lên. Chúng tôi cho rằng 1/3 trong tổng số các nền kinh tế trên thế giới sẽ trải qua trạng thái suy thoái kỹ thuật”.
IMF định nghĩa suy thoái kỹ thuật là khi mà nền kinh tế suy giảm 2 quý liên tiếp.
Theo CNBC, giám đốc điều hành của JP Morgan Chase – ông Jamie Dimon khẳng định kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng tính từ hiện tại.
Kinh tế Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Trung Quốc hiện đang trong những trạng thái suy giảm khác nhau, gây ra tác động dây chuyền trên khắp thế giới. Tại Mỹ, lạm phát và lãi suất tăng cao đang gây suy giảm sức tiêu dùng của người dân và hoạt động trong lĩnh vực nhà đất khi mà lãi suất thế chấp tăng.
Châu Âu phụ thuộc nhiều vào Nga để có năng lượng, đồng thời châu Âu sẽ gặp khó khi sẽ có thêm các biện pháp trừng phạt bổ sung dự kiến có hiệu lực từ tháng tới khi mà mùa đông lạnh giá bắt đầu. Biện pháp phong tỏa tại Trung Quốc để ngăn dịch COVID-19 sẽ tiếp tục gây ra nhiều sức ép với kinh tế khu vực.