1,3 triệu hồ sơ của gần 22.400 doanh nghiệp được thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia

PV. (Tổng hợp)

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như các bộ ngành khác đã tích cực triển triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN nhằm tạo thuận lợi thương mại. Đến nay, hoạt động này đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

1,1 triệu hồ sơ của gần 21.000 doanh nghiệp được thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia.
1,1 triệu hồ sơ của gần 21.000 doanh nghiệp được thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia.

Bộ Tài chính cho biết, những năm qua, với mục tiêu tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế, Bộ Tài chính với vai trò được Chính phủ giao là đơn vị chủ trì đã phối hợp với các bộ, ngành tích cực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và cải cách công tác quản lý chuyên ngành, thủ tục quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; Người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nhằm tạo thuận lợi thương mại…

Thống kê cho thấy, tính đến hết tháng 6/2018, đã có 53 thủ tục hành chính của 11 bộ, ngành được kết nối cơ chế một cửa quốc gia (chưa tính thủ tục trong lĩnh vực của Bộ Tài chính) với hơn 1,3 triệu hồ sơ của gần 22.400 doanh nghiệp.

Từ ngày 1/1/2018, Việt Nam là một trong 5 quốc gia đầu tiên trong khu vực thực hiện chính thức Cơ chế một cửa ASEAN cùng với Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Đến ngày 20/4, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 4 nước nêu trên là 22.029 C/O; Tổng số C/O Việt Nam gửi tới 4 nước là 11.112 C/O.

Bên cạnh đó, lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung 79 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành (đạt tỷ lệ 91%); Các bộ, ngành đã thực hiện cắt giảm danh mục hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành, tương ứng với gần 4.000 dòng hàng thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành so với thời điểm tháng 11/2015…

Những kết quả đạt được trong việc thực hiện triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại đã góp phần làm chuyển biến công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, làm giảm thời gian thông quan, qua đó, không chỉ đón nhận sự đồng tình ủng hộ của người dân, của cộng đồng doanh nghiệp trong nước mà các tổ chức uy tín của quốc tế cũng đánh giá cao.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, về môi trường kinh doanh, năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu đã giảm 3 giờ; Hàng nhập khẩu giảm 6 giờ; chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD. Ước tính với trên 11 triệu tờ khai của năm 2017, doanh nghiệp tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan; Tiết kiệm trên 16 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu...

Cũng theo báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, trong vòng 2 năm trở lại đây (2016-2017), Việt Nam luôn giữ vững vị trí trong nhóm 4 quốc gia có chỉ số giao lưu hàng hóa qua biên giới đứng đầu khu vực ASEAN.