100% đối tượng khó khăn đột xuất sẽ được trợ giúp kịp thời
Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.”
Mục tiêu của Đề án hướng tới 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của Nhà nước, trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội; mức trợ cấp xã hội điều chỉnh phù hợp với khả năng ngân sách và xu hướng quốc tế; 90% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 50% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu trên, từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Đề án thực hiện tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp trong chỉ đạo, huy động nguồn lực và thực hiện trợ giúp xã hội.
Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp xã hội, vận động xã hội nhằm thay đổi cách thức trợ giúp xã hội theo hướng tiên tiến, hiệu quả, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Đồng thời, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng; thống nhất một cơ quan quản lý Nhà nước về trợ giúp xã hội; đồng thời, quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện, chăm sóc và trợ giúp xã hội cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng...
Để đạt được mục tiêu trên, từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Đề án thực hiện tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp trong chỉ đạo, huy động nguồn lực và thực hiện trợ giúp xã hội.
Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp xã hội, vận động xã hội nhằm thay đổi cách thức trợ giúp xã hội theo hướng tiên tiến, hiệu quả, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Đồng thời, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng; thống nhất một cơ quan quản lý Nhà nước về trợ giúp xã hội; đồng thời, quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện, chăm sóc và trợ giúp xã hội cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng...