16 nghìn khách hàng tạm ngừng kinh doanh, nhu cầu vốn vay sụt giảm mạnh
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết hiện đã hỗ trợ giảm lãi cho hơn 44 nghìn khách hàng với 222 nghìn tỷ dư nợ và sẽ ban hành gấp Thông tư cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tác động tiêu cực của bệnh dịch cũng gây ảnh hưởng khiến gần hơnn 16 nghìn doanh nghiệp tạm dừng việc kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lãi suất huy động giảm nhẹ trong tháng 2 Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các nhóm ngân hàng đều có xu hướng giảm nhẹ trong tháng 2.
Cụ thể, lãi suất của nhóm 4 Ngân hàng thư ng mại Nhà nước giảm trung bình 0,1%, nhóm ngân hàng thư ng mại có vốn trên 5.000 tỷ đồng giảm 0,07%, nhóm ngân hàng thư ng mại có vốn dưới 5.000 tỷ đồng giảm 0,01%.
Trong tháng 2, kinh tế vĩ mô Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi diễn biến của dịch cúm Covid-19. Các hoạt động sản xuất, dịch vụ đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ còn tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó động lực chính của sản xuất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 7,4% (cùng kỳ năm 2019 tăng 11,4%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước nhưng mức tăng này là thấp nhất kể từ năm 2014 đến nay.
Khách quốc tế đến VN trong kỳ thống kê tháng Hai (21/1-20/2) giảm 37,7% so với tháng 1 và giảm 21,8% so với cùng kỳ, trong đó khách đến từ châu Á giảm 27,2%. Đáng chú ý nhất là hai tháng đầu năm có gần 16,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp trước tình hình dịch bệnh.
Tác động tiêu cực của bệnh dịch cũng gây ảnh hưởng khiến gần hơnn 16.000 doanh nghiệp tạm dừng việc kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Do hoạt động kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng giảm xuống nên nhu cầu vay vốn, tín dụng cũng giảm xuống khiến nhu cầu huy động của ngân hàng không còn lớn và lãi suất có xu hướng giảm trong tháng 2. Trong thời gian tới, nếu diễn biến dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát thì có thể tiếp tục khiến hoạt động sản xuất, dịch vụ tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trước diễn biến trên, Ngân hàng nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ lãi suất cho vay cũng như khoanh nợ, giãn nợ đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trên c sở đó, lãi suất huy động có thể tiếp tục xu hướng giảm nhẹ trong thời gian tới.
Tuần qua, NHNN thực hiện hút ròng 11.000 tỷ đồng qua thị trường mở. Cụ thể, NHNN đã phát hành mới 11.000 tỷ đồng tín phiếu mới (kỳ hạn 91 ngày với mức lãi suất duy trì ở mức 2,65%) và không có lượng tín phiếu đáo hạn nào. Trên kênh OMO, NHNN vẫn tiếp tục không thực hiện hoạt động phát hành mới nào và không có lượng đáo hạn nào. Như vậy, lượng tín phiếu đang lưu hành hiện đã tăng lên mức 120.000 tỷ đồng.
Trươc đó, ngày 2/3 tại Hà Nội, NHNN đã tổ chức cuộc họp với các TCTD về tăng cường triển khai các giải pháp của ngành Ngân hàng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. NHNN cho biết hiện đã hỗ trợ giảm lãi cho hơn 44 ngàn khách hàng với 222 ngàn tỷ dư nợ và sẽ ban hành gấp Thông tư cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), đến nay, có 23 TCTD báo cáo NHNN, ước tính có khoảng 926 ngàn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này, và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống, trong đó một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: nông, lâm nghiệp & thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…