4 yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất lao động trong doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố tác động, gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động trong doanh nghiệp. Áp dụng thành công công cụ cải tiến năng suất là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất.
Thứ nhất là yếu tố về con người: Một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến năng suất làm việc chính là con người. Tùy thuộc vào từng kiến thức, kỹ năng, chuyên môn hay kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc mà từ đó phản ánh được mức độ làm việc của một cá nhân.
Thứ hai là yếu tố về cơ sở vật chất: Bên cạnh yếu tố về con người thì các yếu tố về cơ sở vật chất bao gồm các dụng cụ, công cụ, thiết bị, máy móc để phục vụ người lao động hoàn thành công việc được giao cũng là những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả làm việc của một nhân viên trong công ty.
Một nhân sự được đầu tư về mặt cơ sở vật chất tốt sẽ có hiệu suất làm việc cao hơn một nhân sự không được hỗ trợ.
Thứ ba là yếu tố về điều kiện tự nhiên: Không chỉ các yếu tố bên trong mà các yếu tố bên ngoài như điều kiện khí hậu, thời tiết hay các yếu tố khách quan từ bên ngoài khác cũng có tác động tới năng suất lao động của nhân viên trong công ty.
Thứ tư là yếu tố về tài nguyên: Các ngành nghề lao động chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về tài nguyên là các nhóm ngành có đầu vào sản xuất do tự nhiên cung cấp. Chẳng hạn như: quặng sắt, khai thác than, chế tạo dược phẩm thiên nhiên…
Có rất nhiều cách để nâng cao năng suất lao động trong các doanh nghiệp, cụ thể như xây dựng văn hóa hoạt động tập thể.
Đây là phương pháp hữu ích để khuyến khích nhân viên xả hơi trong công việc và xây dựng tinh thần đồng đội. Các trò chơi truyền thống, chẳng hạn như thử thách tháo lego, rất thú vị và dễ dàng kết nối được các nhân viên trong phòng ban.
Để các trò chơi tương tác có thể nâng cao được năng suất làm việc của nhân viên, các nhà quản lý cần đặt ra các kết quả rõ ràng và những gì cần đạt được cho nhân viên thấy.
Theo nhiều chuyên gia năng suất, chất lượng, áp dụng thành công công cụ cải tiến năng suất là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả tuyệt vời trong nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.
Điều này sẽ tác động đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội như doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận; người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm có chất lượng tốt với chi phí hợp lý; người lao động gia tăng thu nhập; đất nước tăng nguồn thu từ thuế.
Các công cụ cải tiến năng suất như 5S, Kaizen, Lean, 6 Sigma, TPM, KPI, MFCA, BSC… là những giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, loại bỏ khuyết điểm, giảm lãng phí không đáng có nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Mỗi công cụ cải tiến năng suất đều đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích riêng. Có thể kể đến như áp dụng mô hình quản lý tinh gọn (Lean), Kaizen, 5S sẽ giúp các doanh nghiệp loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng tinh gọn; giúp doanh nghiệp cải tiến, ngăn ngừa sai lỗi, giảm thiểu rủi ro, từ đó nâng cao năng suất.
Công cụ 6 Sigma giúp giảm sai lỗi, giảm chi phí, tăng sự hài lòng của khách hàng và bảo đảm giao hàng đúng hẹn, đồng thời là cơ sở quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, công cụ bảo trì năng suất tổng thể (TPM) giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động, loại bỏ sự cố, sai sót của máy móc thiết bị thông qua việc tự bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất hàng ngày...