40 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018

PV.

Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 40 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018. Theo đó, giá trị thương hiệu của top 40 này đã tăng hơn 30% so với năm 2017 và vượt xa con số gần 5 tỷ USD của lần công bố đầu tiên, năm 2016.

Giá trị thương hiệu của top 40 này đã tăng hơn 30% so với năm 2017. Nguồn: Internet
Giá trị thương hiệu của top 40 này đã tăng hơn 30% so với năm 2017. Nguồn: Internet
Theo Tạp chí Forbes toàn cầu, tiêu chí để đánh giá thương hiệu theo cách tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.
Từ danh sách sơ bộ hơn 80 doanh nghiệp có thương hiệu, Forbes Việt Nam với sự hỗ trợ của Công ty Chứng khoán Bản Việt, tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay, sau đó xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình để đưa ra những cái tên "sạch" trong bảng xếp hạng với các số liệu tài chính cụ thể, rõ ràng. Giá trị thương hiệu, vì thế, cũng được trân trọng hơn và là động lực để các doanh nghiệp giữ gìn, phát triển cũng như phấn đấu, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh
Danh sách năm nay ghi nhận nhiều doanh nghiệp, ngành hàng có sự bứt phá trong bảng xếp hạng. Đáng chú ý các doanh nghiệp sản xuất đã góp mặt nhiều hơn và ngành nghề cũng đa dạng hơn.
Top 10 thương hiệu dẫn đầu danh sách là Vinamilk (giá trị 2,28 tỷ USD), Viettel (1,39 tỷ USD) và VNPT(416 triệu USD). Tiếp đó là những cái tên thuộc Tập đoàn Vingroup gồm Vinhomes và Vingroup cùng với Sabeco, Vinaphone, Masan Consumer, Vietcombank và FPT.
40 thương hiệu được gọi tên năm 2018 đã thấy sự góp mặt của hầu hết các tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động như Thaco, Hòa Phát, Vietnam Airline, Thế giới di động, Sabeco…; và những cái tên lần đầu góp mặt: Đường Quảng Ngãi, Petrolimex, Saigon Tourist, Lộc Trời.

Nhóm doanh nghiệp hàng tiêu dùng vẫn chiếm số lượng lớn, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp đã tăng đáng kể. Đơn cử như năm 2016, Vinamilk có giá trị tương đương 1,52 tỷ USD, thì năm nay là 2,28 tỷ USD; Thế giới Di động từ 77 triệu USD lên 86,2 triệu USD, Thaco từ 65,4 triệu USD lên 81 triệu USD…

Bên cạnh đó, trong danh sách năm nay nhóm tài chính - ngân hàng đã thu hẹp khoảng cách với nhóm doanh nghiệp hàng tiêu dùng. Điển hình như: Vietcombank đứng thứ 9 với giá trị thương hiệu là 177,9 triệu USD); VPBank đứng thứ 13 với giá trị thương hiệu là 99,2 triệu USD; Techcombank thứ 15 với giá trị thương hiệu là 89,2 triệu USD...

Như vậy, các doanh nghiệp trong nước, nhất là những doanh nghiệp lớn, trong vài năm trở lại đây đã có sự tăng trưởng vững chắc hơn về quy mô hoạt động cũng như hiện diện thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Bảng xếp hạng đã phản ánh sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và những bứt phá chung của nền kinh tế. Đây cũng có thể xem là thước đo cho mức độ hội nhập của các doanh nghiệp với nền kinh tế thế giới.