8 công ty kinh doanh tệ nhất tại Mỹ năm 2014
(Tài chính) Kinh doanh thay đổi chóng mặt, cùng với việc phạm sai lầm như cơm bữa là lý do khiến các doanh nghiệp từng dẫn đầu thị trường mất đi lợi thế cạnh tranh.
Dựa vào 3 yếu tố bao gồm thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu, doanh thu và giá cổ phiếu, tạp chí24/7 Wall Stđưa ra 8 công kinh doanh tệ nhất nước Mỹ năm 2014.
1. IBM
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin
Doanh thu 2014: 97,4 tỷ USD
Thay đổi trong giá cổ phiếu 2013-2014: -8,9%
Trong 3 quý đầu năm 2014, doanh thu từ kinh doanh phần cứng máy tính của IBM giảm 16%, khả năng sinh lợi tiếp tục giảm sút. Thua lỗ trước thuế của bộ phận này tăng 354 triệu USD. Dù doanh số bán hàng từ bộ phận điện toán đám mây đang tăng nhanh chóng, con số 3,1 tỷ USD thu về từ các dịch vụ này chỉ là phần nhỏ trong tổng doanh thu 100 tỷ USD.
Khi các doanh nghiệp chuyển qua sử dụng phần mềm và công nghệ lưu trữ điện toán đám mây thay vì máy chủ và hệ thống máy tính lớn, tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM phải vật vã đối mặt với sự thay đổi này. Trong khi IBM vẫn còn tiếp tục dựa dẫm vào những thành công trước đó thì các đối thủ bao gồm Amazon và Rackspace đã đi trước một bước trong việc cung cấp dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây.
Việc kinh doanh phần cứng gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đáng kể đến những mảng khác bởi vì các bộ phận của tập đoàn IBM thường phụ thuộc lẫn nhau - phần cứng thường được bán cùng với phần mềm và dịch vụ đi kèm. Doanh thu ngoài từ các dịch vụ quốc tế của IBM trong quý III giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
2. McDonald’s
Lĩnh vực: Nhà hàng
Doanh thu 2014: 28 tỷ USD
Thay đổi trong giá cổ phiếu 2013-2014: -4,3%
Trong suốt nhiều thập kỷ, McDonald’s là hình mẫu lý tưởng về cách gây dựng một thương hiệu thức ăn nhanh toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây công ty này đang gặp nhiều khó khăn. Tháng 11 vừa qua, McDonald’s tuyên bố doanh thu toàn cầu giảm 2,2% so với năm 2013. Tại Mỹ, doanh thu của hãng thậm chí còn tệ hơn với mức giảm 4,6%.
Một vấn đề mà McDonald’s phải đối mặt là giới trẻ ngày nay có hứng thú hơn với những thương hiệu ngẫu hứng như Chipotle và Panera Bread, cung cấp đồ ăn tươi ngon hơn. Đáng chú ý, McDonald’s đã từng sở hữu Chipotle. Đến năm 2006, công ty này quyết định bán cổ phần tại Chipotle để tập trung vào phát triển đơn vị kinh doanh chính của mình.
3. Staples
Lĩnh vực: Cung ứng sản phẩm đặc biệt
Doanh thu 2014: 22,7 tỷ USD
Thay đổi trong giá cổ phiếu 2013-2014: -10,3%
Một vấn đề khác mà Stables đang phải đối mặt là sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty bán lẻ lớn khác như Amazon.com và Walmart. Gần đây, quỹ Starboard Value đã đầu tư một khoản lớn vào Staples và đối thủ cạnh tranh Office Depot với hy vọng sẽ thúc đẩy việc sáp nhập giữa hai hãng này. Đây được coi là bước tiến đem lại lợi ích tốt nhất cho Staples. Office Depot mới sáp nhập với OfficeMax năm ngoái và hiện vẫn đang tiếp tục đóng cửa các điểm bán hàng.
4. GameStop
Lĩnh vực: Đồ điện tử và máy tính
Doanh thu 2014: 9,5 tỷ USD
Thay đổi trong giá cổ phiếu 2013-2014: - 21,9 %
Sự phát triển của các cửa hàng số có khả năng sẽ giáng một đòn mạnh vào mảng kinh doanh game lợi nhuận khủng của GameStop. Bởi khách hàng có xu hướng sử dụng dịch vụ streaming nhiều hơn so với mua đĩa game.Những nỗ lực của GameStop nhằm tạo ra không gian phân phối số, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng đã không thành công. Một phần là do các cửa hàng số có sẵn của Microsoft và Sony đang được sử dụng ngày càng nhiều, cho phép khách hàng mua game mà không cần mua bản sao cứng.
GameStop cũng không thể tạo dựng được dịch vụ thành công như hệ thống phân phối game trực tuyến Steam của tập đoàn Valve với hơn 35 triệu người dùng.
Doanh thu bán hàng của GameStop trong quý gần đây đã giảm so với cùng kỳ năm trước do doanh số phần mềm mới giảm hơn 1/3 mặc dù mảng phần cứng tiến triến tốt kể từ tháng 11/2013 khi Xbox One và PlayStation 4 ra mắt.
5. Mattel
Lĩnh vực: Sản xuất đồ chơi
Doanh thu 2014: 6,1 tỷ USD
Thay đổi trong giá cổ phiếu 2013-2014: -33,4%
Bất chấp xu hướng ngày càng xấu đi này, Mattel vẫn giữ vững niềm tin ở thương hiệu mình đã gây dựng lên. CEO Brian Stockton cho biết Barbie vẫn sẽ tiếp tục là hình tượng mà chúng tôi đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc Mattel sẽ đánh mất cơ hội phát triển những nhân vật trò chơi khác. Thêm vào đó, Mattel còn phải cạnh tranh với món đồ chơi mới hồi sinh có tên Lego. Doanh thu công ty sản xuất đồ chơi của Đan Mạch này liên tục tăng trong những năm qua. Nửa sau của năm 2014, doanh thu Lego tăng 11%.
Công ty sản xuất đồ chơi Mattel đã sáng tạo ra hình tượng Barbie từ 50 năm trước. Barbie từng là chìa khóa thành công cho Mattel. Tuy nhiên, trong quý III/2014, doanh số búp bê Barbie giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái, tệ hơn cả 2 quý đầu năm với doanh số giảm lần lượt 14% và 15%.
6. Avon
Lĩnh vực: Mỹ phẩm
Doanh thu 2014: 9,2 tỷ USD
Thay đổi trong giá cổ phiếu 2013-2014: -44,6%
Được thành lập năm 1886, Avon một trong những công ty đầu tiên tuyển dụng phụ nữ vào làm việc. Mặc dù đã phát triển trở thành hãng mỹ phẩm hàng đầu thế giới nhưng những năm gần đây Avon gặp không ít khó khăn. Năm 2012, công ty quyết định chọn Sherilyn McCoy, phó chủ tịch của Johnson & Johnson, làm giám đốc điều hành mới thay vị trí của CEO lâu năm Andrea Jung. Hội đồng quản trị giao cho McCoy trọng trách lớn lao đó là làm sao để thay đổi tình hình hiện tại sau nhiều năm lợi nhuận sụt giảm, đồng thời phải đưa cuộc điều tra của chính phủ về vụ ăn hối lộ ở Trung Quốc đến hồi kết.
Có lẽ, tệ hơn cả là khi McCoy không có khả năng khôi phục sự hưng thịnh ngày nào của Avon. Doanh thu khu vực Bắc Mỹ giảm 16% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái phần lớn là do sự giảm sút số lượng các đại lý bán hàng của Avon. Trong vòng 1 năm, công ty phải chịu tổn thất 123 triệu USD.
7. Owens Illinois
Lĩnh vực: Sản xuất chai lọ thủy tinh
Doanh thu 2014: 6,9 tỷ USD
Thay đổi trong giá cổ phiếu 2013-2014: -23,1%
Trong khi doanh thu của O-I giảm 24% suốt 3 năm vừa qua thì doanh thu của tập đoàn Ball chuyên sản xuất chai lọ bằng kim loại lại tăng 32%. Một phần nguyên nhân là do thị hiếu khách hàng chuyển dần sang lon thay vì chai thủy tinh. Các nhà đầu tư tại O-I không khỏi thắc mắc tại sao công ty không mở rộng sản xuất, sử dụng nguyên liệu là kim loạị?
Owens-Illinois là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất chai lọ thủy tinh để đựng bia, rượu, soda và nhiều sản phẩm khác. Tuy nhiên, gần đây công ty này đã rơi vào thời kỳ khó khăn. O-I một mực tập trung vào sản xuất chai lọ bằng thủy tinh. Chính sự thiếu đa dạng này là vấn đề nan giải bởi thị phần của chai lọ thủy tinh đã bị chiếm mất bởi những loại chai lọ làm từ các nguyên liệu khác.
Trước thực trạng này, công ty đã buộc phải giảm mục tiêu doanh thu đặt ra cho năm 2015. Công ty quản lý đầu tư Atlantic tin rằng chính sự quản lý yếu kém khiến O-I rơi vào thảm cảnh này. Đồng thời, công ty này kêu gọi CEO Albert Stroucken của O-I nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vĩ mô khi doanh thu không đáp ứng được mục tiêu đề ra.
8. Freeport-McMoRan
Lĩnh vực: Khoáng sản
Doanh thu 2014: 22,1 tỷ USD
Thay đổi trong giá cổ phiếu 2013-2014: -26,6%
Tuy nhiên, lý do khiến các nhà đầu tư lo ngại còn nhiều hơn thế nữa. Theo tạp chí The Wall Street, Freeport có khả năng sẽ phải bỏ ra 100 triệu USD để dàn xếp ổn thỏa vụ kiện liên quan đến việc thâu tóm hai công ty trong những năm gần đây. Tờ Morningstar cho biết công ty đã sử dụng tiền vốn của các cổ đông theo cách mà họ không mong muốn, trái với kỳ vọng của họ. Giá cổ phiếu của công ty giảm 16% trong ngày đầu tiên khi thương vụ được công bố.
Trong những năm gần đây, khoản lương quá hậu hĩnh trả cho CEO Richard Adkerson cũng là mối bận tâm của các nhà đầu tư.