ADB tin tưởng Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2016
Theo Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan nhưng năm 2016, ADB dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% nên sẽ là quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm ASEAN 5. Cùng với đó, hiện nay Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư vào giáo dục, đặc biệt lĩnh vực dạy nghề, giáo dục đại học như đào tạo kỹ sư và lao động có tay nghề cao, đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững lâu dài hơn....
Phóng viên: Được biết, Ông đã có cuộc trao đổi với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về vấn đề nợ xấu, vậy Ông có giải pháp nào giúp Việt Nam giải quyết vấn đề này hiện nay ?
Chủ tịchADB Takehiko Nakao: Về cách thức giải quyết vấn đề nợ
xấu cần phải thông qua việc tăng cường khu vực công để nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả, hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư. Theo đó, ADB có thể hỗ trợ cho các công ty, doanh nghiệp hoạt động và đầu tư tốt hơn, hoặc có thể giải quyết bằng cách mua cổ phần của các ngân hàng để tiếp thêm nguồn vốncho các ngân hàng có nợ xấu. Đây cũng là cách một số quốc gia khác sử dụng để vượt qua khủng hoảng tài chính như Nhật Bản năm 1990, hay một số quốc gia khác. Cách làm đem lại lợi nhuận từ việc mua các cổ phần từ doanh nghiệp Nhà nước lớn, quan trọng sau đó khi kinh tế khôi phục, giá của những cổ phần này cũng tăng lên.
Đó chỉ là một ý tưởng, nhưng quan trọng nhất lúc này là giúp các ngân hàng quản trị và quản lý rủi ro của mình tốt hơn, có thể là giảm nhẹ và giảm gánh nặng thuế cho các ngân hàng đang gặp khó khăn. Tùy từng trường hợp khác nhau để xem xét ngân hàng có nợ xấu đã thực sự cần có sự hỗ trợ từ nguồn tiền của Nhà nước hay chưa.
Vậy việc cân nhắccho các doanh nghiệp tư nhân vay và không tính vào trần nợ công sẽđược thực hiệnnhư thế nào và vì sao đến giờ ADB vẫn cân nhắc mà chưa quyết định hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam ngay ? Và các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam muốn vay vốn của ADB thì cần có những điều kiện gì thưa Ông ?
Không hẳn ADB chưa hiện thực hóa
ADB đã thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam kể từ khi khôi phục các hoạt động tại Việt Nam vào năm 1993. Tính tới ngày 31.12.2015, ADB đã cũng cấp 14,4 tỷ USD vốn vay, 276,6 triệu USD hỗ trỡ kỹ thuật và 318,3 triệu USD viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Có thể có những ngành, lĩnh vực khác ADB đã thực hiện cho vay như với doanh nghiệp thiết bị y tế của Trung Quốc, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân về dự án giáo dục sử dụng công nghệ thông tin, cho doanh nghiệp vay trong lĩnh vực viễn thông ở Myanmar, năng lượng tái tạo ở Thái Lan… Tại Việt Nam, ADB cũng mong muốn làm được tương tự như vậy.
Về mặt lý thuyết không gặp trở ngại nào nhưng đến nay chưa hiện thực hóa được điều này, lý do ADB chưa nhận được yêu cầu từ phía doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Đây là lĩnh vực chúng tôi rất quan tâm và muốn tăng cường nhưng để thực hiện được cần xuất phát từ nhu cầu của đối tượng cần hỗ trợ vay để ADB có thể đáp ứng.
Từ kinh nghiệm quốc tế, xin Ông cho biết Việt Nam có gặp nhiều rủi ro không khi thời gian vừa qua đã phát hành quá nhiều trái phiếu Chính phủ và cần phải làm gì để kiểm soát tình hình khi phát hành nhiều trái phiếu Chính phủ như vậy?
Hiện nay,nhiều quốc gia châu Á có đánh giá điểm đầu tư, điều này liên quan đến việc phát hành trái phiếu Chính phủ cũng như lãi suất của trái phiếu do Chính phủ phát hành. Chính phủ có thể vay trên thị trường quốc tế hoặc vaytrong nước bằng cách phát hành trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ. Vì vậy, khi Chính phủ phát hành trái phiếu trên thị trường sẽ cần đánh giá lại độ tin cậy tín dụng của quốc gia đó để xác định chi phí vay vốn. Nếu Chính phủ chưa có đủ uy tín với nhà đầu tư thì sẽ không thể phát hành được trái phiếu với các điều khoản có lợi, đồng thời những trái phiếu này cũng được tiếp tục đánh giá, xếp hạng dựa trêntín nhiệm của Chính phủ, ngoài ra lãi suất của Việt Nam hiện nay vẫn còn cao. Như vậy việc phát hành trái phiếu để huy động vốn sẽ gặp khó khăn. Đây là một vấn đề đặt ra với việc quản lý nợ. Lãi suất đối với trái phiếu không hề thấp, kỳ hạn cũng không dài, thêm vào đó còn bị phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tài chính nếu phát hành trái phiếu quá nhiều. Chính vì vậy, việc phát hành trái phiếu Chính phủ cần phải hết sức thận trọng.
Trong những chia sẻ về sự bất ổn của kinh tế Việt Nam, xin Ông cho biếtnguy cơ có những bất ổn nào vàgiải pháp để giải quyết những bất ổn đó?
có thể thấy, một trong những khả năng có thể xảy ra đó là thâm hụt ngân sách, bội chi ngân sách tăng lên so với dự kiến ban đầu. Cách đo lường có thể khác nhau, nhưng Chính phủ vẫn cần hết sức thận trọng với việc bội chi ngân sách.
Ngoài ra cần kể đến nguy cơ rủi ro về tín dụng, mở rộng tín dụng, vì cần phải lường trước khả năng bùng nổ tín dụng hay tăng trưởng tín dụng quá nhiều. Đây là hai yếu tố tiêu biểu, nhưng đấy cũng chỉ là yếu tố cần thận trọng quan tâm hơn. Bên cạnh đó còn phải theo sát với thị trường quốc tế như việc đánh giá đồng Việt Nam có bị giảm giá nhanh hay không, và cần xét đến vấn đề dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối dường như đã được khôi phục và được tăng cường, cải thiện nhưng vẫn luôn là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro không thể lường trước được.
Về giải pháp sẽ không có giải pháp nhất định nào mà cần phụ thuộc vào tình hình, nếu chuẩn bị càng sớm thì thiệt hại sẽ càng giảm nhẹ.
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD vừa có khảo sát và đưa ra thông tin Việt Nam có tốc độ phát triển 6,3% là tốc độ nhanh nhất trong ASEAN 5. Ông có đánh giá gì về vấn đềnày?
ADB dự báo trong năm 2016, Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% bằng mức năm 2015.OECD cũng đánh giá Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2016 trong các nước ASEAN. Thực tế, Myanmar có mức độ tăng trưởng tới 8,4% trong ASEAN 6. Chia sẻ một cách thẳng thắn, hiện nay Trung Quốc đã có mức tăng trưởng chậm lại, như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngành du lịch, bởi vậy sẽ gây ảnh hưởng đến khu vực tiêu dùng và dịch vụ. Trung Quốc cũng đang hướng tới mục tiêu xã hội hài hòa, đồng nhất. Thêm vào đó, lạm phát của Trung Quốc cũng đã giảm. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốcđã kiềm chế những hoạt động đầu tư và như vậy nền kinh tế dường như bị phát triển quá với năng lực của đất nước. Vì vậy, các quốc gia khác cần thận trọng, cần có “đệm” để tự bảo vệ, trong đó có cả nền kinh tế Việt Nam.
Đối với Việt Nam, năm 2016 cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan nhưng tôi tin Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng như dự báo, thu nhập GDP thấp hơn Trung Quốc nghĩa là Việt Nam còn nhiều dư địa hơn, khả năng sản xuất và năng lực sản xuất cũng còn có nhiều dư địa để khai thác hơn. Nói cách khác, nếu tiêu dùng đủ mạnh, tăng trưởng dựa vào nhu cầutiêu dùng trong nước sẽ đỡ bị lệ thuộc hơn vào các hoạt động thương mại với các đối tác thương mại bên ngoài như Trung Quốc. Việt Nam cũng là một nước hay bị ảnh hưởng bởi lạm phát, lạm phát hay biến đổi và có nhiều rủi ro nên cũng cần thận trọng về điều này.
Khi Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, yêu cầu đặt ra là các cơ sở hạ tầng phải thực sự có hiệu quả. Tôi cho rằng, việc Chính phủ đầu tư vào giáo dục, đặc biệt lĩnh vực dạy nghề, giáo dục đại học như đào tạo kỹ sư và các lao động có tay nghề cao sẽ tạo ra nền tảng lâu dài hơn. Tuy nhiên, ADB vẫn tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và ổn định dù dự báo của OECD thấp hơn so với dự báo của ADB nhưng cũng chưa khẳng định được đó là con số dự báo cuối cùng của OECD hay vẫn có sự điều chỉnh. Theo dự báo của ADB là 6,7% nên thể coi Việt Nam là quốc gia có sự tăng trưởng cao nhất trong nhóm ASEAN 5.
Xin trân trọng cảm ơn Ông!