Áp dụng mô hình Lean - Six Sigma: Doanh nghiệp gặp khó khăn gì?

Cẩm An

Áp dụng mô hình quản lý kết hợp Lean - Six Sigma đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, song điều này không đơn giản. Doanh nghiệp thường đối mặt với không ít khó khăn.

Việc áp dụng Lean - Six Sigma không phải là đơn giản. Doanh nghiệp thường đối mặt với một số khó khăn.
Việc áp dụng Lean - Six Sigma không phải là đơn giản. Doanh nghiệp thường đối mặt với một số khó khăn.

Lean - Six Sigma là một mô hình quản lý kết hợp có chọn lọc giữa Phương pháp sản xuất tinh gọn (Lean) và Phương pháp cải tiến quy trình (Six Sigma) được phát triển bởi một nhà khoa học tại Motorola vào những năm 1980).

Lean là mô hình quản trị theo triết lý tinh gọn, bắt đầu xuất hiện từ lĩnh vực sản xuất và dần được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Mô hình này dựa trên ý tưởng tăng năng suất và giảm lãng phí trong sản xuất.

Trong khi đó, Six Sigma là tiêu chuẩn đo lường, quản lý hiệu suất, chất lượng trong một quy trình sản xuất, bằng cách tìm ra nguyên nhân của lỗi và xử lý chung ở giai đoạn đầu, tăng độ chính xác của quy trình. 

Sự kết hợp giữa Lean và Six Sigma được xem là một xu thế mới trong việc lựa chọn các phương pháp và công cụ cải tiến một cách hữu hiệu nhằm phát huy tốt nhất khả năng nội tại của tổ chức để đồng thời đáp ứng cả ba yêu cầu quan trọng đối với khách hàng: giá cạnh tranh, chất lượng tốt và thời gian giao hàng đúng hạn.

Việc áp dụng Lean - Six Sigma giúp doanh nghiệp cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng, tuy nhiên không phải là đơn giản. Doanh nghiệp thường đối mặt với một số khó khăn. Cụ thể:

Thiếu sự đồng thuận của lãnh đạo

Trong quá khứ có một thử nghiệm về sự đồng thuận của doanh nghiệp trong việc triển khai Six Sigma khi yêu cầu nhà quản trị quyết định ai sẽ tham dự vào dự án.

Họ đã đề cử nhân viên nào đó vào vị trí lãnh đạo dự án Six Sigma thay vì đề cử những ai có kiến thức để cống hiến và nỗ lực cho dự án. Như vậy, nghĩa là họ đang làm giảm tỷ lệ thành công của dự án Six Sigma.

Vì một dự án Six Sigma thành công đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải là những người sẵn sàng dành thời gian, tài năng và tiền bạc cho dự án.

Hiểu biết không đầy đủ về phương pháp Six Sigma

Vì những lợi ích đáng kể từ việc triển khai phương pháp Six Sigma, một số doanh nghiệp đã vội vã tiến hành trước khi nắm vững kiến thức và yêu cầu của Six Sigma.

Tình huống này thường xảy ra khi doanh nghiệp thực hiện Six Sigma đơn giản chỉ để chạy theo đối thủ cạnh tranh hoặc để gây ấn tượng với cổ đông trong công ty.

Khi doanh nghiệp sử dụng Six Sigma như thay đổi quần áo hoặc thực hiện mà không đáp ứng được những nguồn lực cần thiết thì việc thất bại là hiển nhiên.

Điều hành kém

Áp dụng Lean - Six Sig ma sẽ không đạt kết quả như mong muốn nếu nhà quản trị điều hành kém hiệu quả. Điều hành kém xảy ra khi quy trình cải tiến không phù hợp với mục đích của doanh nghiệp, khi dự án chỉ đơn thuần là giải quyết vấn đề chứ không phải đáp ứng các mục tiêu chiến lược hoặc khi dự án cải tiến chỉ tập trung vào kết quả thay vì nguyên nhân.

 

Sự kết hợp giữa Lean và Six Sigma được xem là một xu thế mới trong việc lựa chọn các phương pháp và công cụ cải tiến một cách hữu hiệu nhằm phát huy tốt nhất khả năng nội tại của tổ chức để đồng thời đáp ứng cả ba yêu cầu quan trọng đối với khách hàng: giá cạnh tranh, chất lượng tốt và thời gian giao hàng đúng hạn.