Bộ Tài chính tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
(Tài chính) Sáng ngày 20/12/2013, tại Hà Nội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội thảo Tổng kết Dự án Quản lý rủi ro thiên tai - Hợp phần 3 - Hỗ trợ tái thiết sau thiên tai (CR.4770-VN).
Tham dự và chủ trì hội thảo có Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung - Trưởng ban Điều phối Hợp phần 3 cùng đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ gồm: Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại; Vụ Ngân sách Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; Văn phòng Bộ… Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) có bà KeiKo Sato - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tổng hợp (Quản lý danh mục) cùng đại diện Lãnh đạo của 15 tỉnh, thành phố có Dự án được triển khai.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Trương Chí Trung đánh giá cao sự hợp tác của WB, ngài chủ nhiệm và nhóm cộng tác dự án của WB đã phối hợp chặt chẽ là luôn dành cho Bộ Tài chính và các địa phương sự ủng hộ cần thiết, kịp thời để hoàn thành Dự án Quản lý rủi ro thiên tai trong Hiệp định tài trợ bổ sung cho Hợp phần 3 để hỗ trợ tái thiết sau thiên tai (Dự án Quản lý rủi ro thiên tai được ký kết ngày 06/8/2010 giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế Giới với trị giá vốn vay là 75 triệu USD).
Dự án Hỗ trợ tái thiết sau thiên tai – Hợp phần 3 (CR.4770-VN) đã góp phần giải quyết thiếu hụt nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các địa phương để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra đối với các công trình cơ sở hạ tầng có quy mô nhỏ, theo cơ chế đổi mới để cung cấp nhanh nguồn vốn hỗ trợ và tăng cường năng lực đánh giá thiệt hại ở cấp trung ương và địa phương để quyết định giải pháp hỗ trợ kịp thời.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo các tỉnh, các Sở, các Ban quản lý dự án, Ban điều phối dự án tỉnh và huyện đã nỗ lực hết sức để triển khai việc mua sắm đầu thầu và xây lắp đúng tiến độ và quy định của WB và Chính phủ. Thứ trưởng cũng đề nghị Lãnh đạo của 15 tỉnh có dự án được thực hiện tiếp tục quan tâm chỉ đạo các Ban QLDA khẩn trương hoàn thành dứt điểm công tác xây lắp, thủ tục thanh quyết toán và kết thúc Dự án.
Trong 3 năm thực hiện Dự án, tổng mức hỗ trợ trong Hợp phần này cho các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai đạt 1.530 tỷ đồng tương đương với 73,79 triệu USD cho 15 tỉnh ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ (gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang) với tỉnh nhiều nhất nhận được hỗ trợ là 160 tỷ (Quảng Bình và Quảng Nam), căn cứ vào mức độ thiệt hại của các tỉnh.
Với nguồn hỗ trợ này, các tỉnh đã khôi phục, nâng cấp, xây dựng mới 516 tiểu dự án, trong đó có 148 công trình trường, lớp học, 36 công trình y tế, 210 công trình giao thông và 131 công trình thủy lợi đóng góp tích cực ổn định đời sống nhân dân trong vùng bị lũ lụt và thiên tai, phù hợp với chính sách và đường hướng phát triển kinh tế tại địa phương. Tổng số vốn đã giải ngân của hợp phần 3 đạt được là 1.517 tỷ đồng tương đương với 73 triệu USD đạt 99% tổng số vốn được hỗ trợ của WB.
Cơ chế phân bổ vốn và giải ngân của Hợp phần 3 được thiết kế đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ được chuyển nhanh chóng cho các địa phương áp dụng chủ yếu theo quy trình trong nước, có sự phối hợp chặt chẽ với đại diện WB. Khi thiên tai xảy ra, Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đánh giá mức độ thiệt hại tại các địa phương để trình chính phủ quyết định mức phân bổ cho các địa phương nhằm khắc phục hậu quả thiên tai.
Các công trình được xây dựng từ nguồn vốn của dự án đều có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao, cải thiện điều kiện đi lại học tập, chăm sóc y tế và sản xuất nông nghiệp, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, giúp cho người dân tránh được những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Bên cạnh đó, đã tăng cường khả năng chủ động ứng phó kịp thời với các thiên tai, góp phần hỗ trợ người dân nhanh chóng ổn định lại đời sống sinh hoạt và sản xuất sau thiên tai. Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường năng lực của chính quyền cấp cơ sở và mối quan hệ giữa quản lý thiên tai và kế hoạch phát triển bền vững trên địa bàn.
Tại Hội thảo Tổng kết Dự án Hợp phần 3, bà KeiKo Sato – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tổng hợp (Quản lý danh mục) của WB đã đánh giá rất cao thành công của Dự án. Bà KeiKo Sato rất ấn tượng với Lãnh đạo các tỉnh của Việt Nam trong công tác giải quyết hậu quả rủi ro thiên tai trong thời gian qua. WB luôn là đối tác tin cậy, cung cấp nguồn tài chính để hỗ trợ, đầu tư tái thiết sau thiên tai. Sau hơn 3 năm triển khai Dự án đã giải ngân được 75 triệu USD đó là kết quả rất đáng ghi nhận, đã rất nhiều công trình được xây dựng trong dự án sẽ giúp hơn 2,4 triệu người trên 15 tỉnh được hưởng lợi, phụ nữ có khoảng hơn 1,2 triệu người và người dân tộc thiểu số có khoảng 0,3 triệu người.
Bà KeiKo Sato đánh giá cao cam kết của Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài chính trong việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Bà KeiKo Sato cũng bày tỏ mong muốn và hy vọng những công trình được dự án hỗ trợ tái thiết được thiết kế với nguyên tắc “xây lần sau phải tốt hơn lần trước” theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, WB cũng đánh giá cao tính bền vững của các công trình tái thiết sẽ phù hợp với những biến đổi khí hậu trong tương lai.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Trương Chí Trung đánh giá cao sự hợp tác của WB, ngài chủ nhiệm và nhóm cộng tác dự án của WB đã phối hợp chặt chẽ là luôn dành cho Bộ Tài chính và các địa phương sự ủng hộ cần thiết, kịp thời để hoàn thành Dự án Quản lý rủi ro thiên tai trong Hiệp định tài trợ bổ sung cho Hợp phần 3 để hỗ trợ tái thiết sau thiên tai (Dự án Quản lý rủi ro thiên tai được ký kết ngày 06/8/2010 giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế Giới với trị giá vốn vay là 75 triệu USD).
Dự án Hỗ trợ tái thiết sau thiên tai – Hợp phần 3 (CR.4770-VN) đã góp phần giải quyết thiếu hụt nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các địa phương để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra đối với các công trình cơ sở hạ tầng có quy mô nhỏ, theo cơ chế đổi mới để cung cấp nhanh nguồn vốn hỗ trợ và tăng cường năng lực đánh giá thiệt hại ở cấp trung ương và địa phương để quyết định giải pháp hỗ trợ kịp thời.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo các tỉnh, các Sở, các Ban quản lý dự án, Ban điều phối dự án tỉnh và huyện đã nỗ lực hết sức để triển khai việc mua sắm đầu thầu và xây lắp đúng tiến độ và quy định của WB và Chính phủ. Thứ trưởng cũng đề nghị Lãnh đạo của 15 tỉnh có dự án được thực hiện tiếp tục quan tâm chỉ đạo các Ban QLDA khẩn trương hoàn thành dứt điểm công tác xây lắp, thủ tục thanh quyết toán và kết thúc Dự án.
Trong 3 năm thực hiện Dự án, tổng mức hỗ trợ trong Hợp phần này cho các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai đạt 1.530 tỷ đồng tương đương với 73,79 triệu USD cho 15 tỉnh ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ (gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang) với tỉnh nhiều nhất nhận được hỗ trợ là 160 tỷ (Quảng Bình và Quảng Nam), căn cứ vào mức độ thiệt hại của các tỉnh.
Với nguồn hỗ trợ này, các tỉnh đã khôi phục, nâng cấp, xây dựng mới 516 tiểu dự án, trong đó có 148 công trình trường, lớp học, 36 công trình y tế, 210 công trình giao thông và 131 công trình thủy lợi đóng góp tích cực ổn định đời sống nhân dân trong vùng bị lũ lụt và thiên tai, phù hợp với chính sách và đường hướng phát triển kinh tế tại địa phương. Tổng số vốn đã giải ngân của hợp phần 3 đạt được là 1.517 tỷ đồng tương đương với 73 triệu USD đạt 99% tổng số vốn được hỗ trợ của WB.
Cơ chế phân bổ vốn và giải ngân của Hợp phần 3 được thiết kế đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ được chuyển nhanh chóng cho các địa phương áp dụng chủ yếu theo quy trình trong nước, có sự phối hợp chặt chẽ với đại diện WB. Khi thiên tai xảy ra, Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đánh giá mức độ thiệt hại tại các địa phương để trình chính phủ quyết định mức phân bổ cho các địa phương nhằm khắc phục hậu quả thiên tai.
Các công trình được xây dựng từ nguồn vốn của dự án đều có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao, cải thiện điều kiện đi lại học tập, chăm sóc y tế và sản xuất nông nghiệp, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, giúp cho người dân tránh được những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Bên cạnh đó, đã tăng cường khả năng chủ động ứng phó kịp thời với các thiên tai, góp phần hỗ trợ người dân nhanh chóng ổn định lại đời sống sinh hoạt và sản xuất sau thiên tai. Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường năng lực của chính quyền cấp cơ sở và mối quan hệ giữa quản lý thiên tai và kế hoạch phát triển bền vững trên địa bàn.
Tại Hội thảo Tổng kết Dự án Hợp phần 3, bà KeiKo Sato – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tổng hợp (Quản lý danh mục) của WB đã đánh giá rất cao thành công của Dự án. Bà KeiKo Sato rất ấn tượng với Lãnh đạo các tỉnh của Việt Nam trong công tác giải quyết hậu quả rủi ro thiên tai trong thời gian qua. WB luôn là đối tác tin cậy, cung cấp nguồn tài chính để hỗ trợ, đầu tư tái thiết sau thiên tai. Sau hơn 3 năm triển khai Dự án đã giải ngân được 75 triệu USD đó là kết quả rất đáng ghi nhận, đã rất nhiều công trình được xây dựng trong dự án sẽ giúp hơn 2,4 triệu người trên 15 tỉnh được hưởng lợi, phụ nữ có khoảng hơn 1,2 triệu người và người dân tộc thiểu số có khoảng 0,3 triệu người.
Bà KeiKo Sato đánh giá cao cam kết của Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài chính trong việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Bà KeiKo Sato cũng bày tỏ mong muốn và hy vọng những công trình được dự án hỗ trợ tái thiết được thiết kế với nguyên tắc “xây lần sau phải tốt hơn lần trước” theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, WB cũng đánh giá cao tính bền vững của các công trình tái thiết sẽ phù hợp với những biến đổi khí hậu trong tương lai.