Các bước cơ bản để thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng

Hạ Băng

Thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả. Về cơ bản, có 4 bước cơ bản để thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp.

Thông thường có 4 bước cơ bản để thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp.
Thông thường có 4 bước cơ bản để thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp.

ISO 9001: 2015 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được công nhận và thực hiện nhiều nhất trên thế giới hiện nay.

Các tiêu chuẩn khác liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng bao gồm phần còn lại của nhóm ISO 9000 (ISO 9000 và ISO 9004); ISO 14000 (hệ thống quản lý môi trường); ISO 13485 (hệ thống quản lý chất lượng cho các thiết bị y tế); ISO 19011 (tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá); ISO/TS 16949 (hệ thống quản lý chất lượng cho các sản phẩm liên quan đến ô tô).

Mặc dù bất kỳ hệ thống quản lý chất lượng nào được tạo ra cũng để đáp ứng các nhu cầu riêng biệt của mỗi doanh nghiệp, nhưng có một số yếu tố chung mà tất cả mọi hệ thống đều có.

Cụ thể gồm: Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp; sổ tay chất lượng; thủ tục, hướng dẫn và hồ sơ; quản lý dữ liệu; quy trình nội bộ; sự hài lòng của khách hàng từ chất lượng sản phẩm; cơ hội cải tiến; phân tích chất lượng.

Thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp vận hành một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp phải xác định và quản lý các quá trình kết nối đa chức năng khác nhau để chắc chắn rằng sự hài lòng của khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu.

Có rất nhiều điều doanh nghiệp cần cân nhắc khi thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng. Điều quan trọng là phải đảm bảo được đó là một lựa chọn chiến lược, chịu ảnh hưởng bởi các mục tiêu, nhu cầu và sản phẩm, dịch vụ được cung cấp khác nhau.

Có 4 bước cơ bản để thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng gồm: Thiết kế và xây dựng; triển khai; kiểm soát và đo lường; xem xét và cải tiến. Cụ thể;

Thứ nhất, các phần thiết kế và xây dựng phục vụ cho việc phát triển cấu trúc của hệ thống quản lý chất lượng, quy trình và kế hoạch thực hiện của nó. Quản lý cấp cao phải giám sát phần này để đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng là động lực đằng sau việc phát triển hệ thống.

Thứ hai, triển khai được phục vụ tốt nhất theo kiểu chi tiết, thông qua việc chia nhỏ từng quy trình thành các tiểu quy trình và đào tạo nhân viên về tài liệu, kiến thức, công cụ đào tạo và số liệu. Mạng nội bộ của Công ty ngày càng được sử dụng nhiều để hỗ trợ triển khai các hệ thống quản lý chất lượng.

Thứ ba, kiểm soát và đo lường là hai phần để thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng. Phần lớn chúng được thực hiện thông qua việc kiểm toán định kỳ, có hệ thống của hệ thống quản lý chất lượng. Các chi tiết cụ thể khác nhau giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp tùy thuộc vào quy mô, rủi ro tiềm ẩn và tác động môi trường.

Thứ tư, đánh giá và cải tiến để giải quyết việc xử lý các kết quả của cuộc kiểm toán như thế nào. Mục đích là để xác định sự hiệu quả và năng suất của từng quá trình đối với các mục tiêu đề ra, truyền đạt những phát hiện này cho nhân viên, phát triển các phương pháp và quy trình mới tốt nhất dựa trên dữ liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.