Các chuyên gia và nhà khoa học đánh giá cao hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương

PV.

(Tài chính) Ngày 9/8/2013, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức hội nghị cộng tác viên là các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý nhiều kinh nghiệm, am hiểu các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ông Vương Ðình Huệ, Ủy viên Trung ương Ðảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và các đồng chí Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương chủ trì hội nghị.

Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ trong thời gian ngắn từ khi được tái lập, Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ. Nguồn: Internet
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ trong thời gian ngắn từ khi được tái lập, Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ. Nguồn: Internet

Hội nghị cộng tác viên của Ban Kinh tế Trung ương thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia uy tín hàng đầu của đất nước hiện nay như: Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, chuyên gia kinh  tế Phạm Chi Lan...

Ngay sau khi được tái lập, Ban Kinh tế Trung ương đã chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên nhằm huy động tâm huyết, trí tuệ của các chuyên gia, các nhà khoa học và các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm. Đội ngũ các cộng tác viên của Ban Kinh tế Trung ương đang ngày càng mở rộng và phát triển, tập hợp nhiều nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành có nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực kinh tế - xã hội, thường xuyên đóng góp, hiến kế giúp Ban nghiên cứu, thẩm định nhiều đề án lớn về kinh tế - xã hội, đề xuất cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng những chủ trương, chính sách lớn trong phát triển kinh tế.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng chỉ trong thời gian ngắn từ khi được tái lập, Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ; đặc biệt là Ban đã nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp kinh tế - xã hội quan trọng, trong đó đã hoàn thành thẩm định 10 đề án lớn trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao thành tích của Ban Kinh tế Trung ương đạt được trong 6 tháng qua. Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ trong thời gian ngắn từ khi được tái lập, Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ; đặc biệt là Ban đã nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp kinh tế - xã hội quan trọng, trong đó đã hoàn thành thẩm định 10 đề án lớn trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư như đề án: “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường”; đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 10) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO; đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 10) về chiến lược biển Việt Nam…

Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến vào định hướng công tác của Ban Kinh tế Trung ương thời gian tới. Các đại biểu nhấn mạnh: Ban Kinh tế Trung ương cần tiếp tục tăng cường phối hợp, liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, tập hợp lực lượng các nhà khoa học, các chuyên gia để chủ động nghiên cứu, phát hiện những vấn đề mới về phát triển kinh tế - xã hội ở tầm chiến lược, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân. Bên cạnh đó, Ban cần có những nghiên cứu độc lập, chủ động tham mưu về chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với tình hình đất nước và thế giới. Đội ngũ cán bộ, công chức của Ban Kinh tế Trung ương cần chú trọng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, năng lực công tác để làm tốt nhiệm vụ được giao, khẳng định vai trò, vị thế là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, ông Vương Đình Huệ - Trưởng ban Kinh tế Trung ương trân trọng cảm ơn và đánh giá cao những đóng góp trách nhiệm, trí tuệ của các cộng tác viên cho hoat động của Ban Kinh tế Trung ương.

Ông Vương Đình Huệ cho biết: Những tháng cuối năm 2013, Ban Kinh tế Trung ương tập trung tham mưu định hướng chính sách kinh tế gắn với kế hoạch trung và dài hạn; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định và nghiên cứu chuyên sâu; tham gia tổng kết 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020; chủ động nghiên cứu, đề xuất Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Ban tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề mới nảy sinh; kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.