Các loại hàng hóa thiết yếu đang bị làm giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan
Theo thống kê của Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thực trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái ở Việt Nam ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, xuất hiện ở mọi nơi, từ mặt hàng thông thường đến cao cấp, từ hàng tiêu dùng đến tư liệu sản xuất.
Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và lâu dài. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết chỉ đạo các lực lượng tăng cường chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và đạt được một số kết quả nhưng hàng giả, hàng nhái tồn tại và uy hiếp nền sản xuất trong nước và lợi ích của người tiêu dùng. Có thể kể đến những vụ việc nổi cộm như vụ dược phẩm của Công ty cổ phần VN Pharma (TP. Hồ Chí Minh), khăn lụa Khaisilk của Tập đoàn Khaisilk (Hà Nội)…
Vì vậy theo ông Cao Quốc Hưng, công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ của toàn xã hội, vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan thực thi và doanh nghiệp thì các cơ quan truyền thông, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng, người dân cần đồng hành tham gia tích cực hơn, kiên quyết hơn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn để góp phần hiệu quả bài trừ vấn nạn hàng giả trong thời gian tới.
Theo thống kê của Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thực trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái ở Việt Nam ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, xuất hiện ở mọi nơi, từ mặt hàng thông thường đến cao cấp, từ hàng tiêu dùng đến tư liệu sản xuất... Đây là nguy cơ lớn đối với các nhà sản xuất trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, sản xuất, ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.
Ngăn chặn vấn nạn nhức nhối này đòi hỏi sự vào cuộc của cả cộng đồng với một quá trình bền bỉ, cả hệ thống chính trị và sự nghiêm khắc của pháp luật. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục đầu tư công nghệ, giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân, nhất là cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”… để từng nước đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay.
Hiệp hội cũng kiến nghị đến các cơ quan chức năng ý kiến của các doanh nghiệp trong công tác phòng, chống hàng giả và hàng nhái.
Đó là, cần phân rõ đầu mối giữa các lực lượng thực thi như công an, quản lý thị trường, hải quan, thanh tra chuyên ngành và hệ thống thanh tra; công tác giám định hàng hoá cần khắc phục những hạn chế như cho các kết quả khác nhau, thời gian lâu; kinh phí cho các lực lượng còn hạn hẹp, ngăn chặn cho được việc mua hàng kém chất lượng của nước ngoài rồi về dán nhãn mác Việt Nam để tiêu thụ đã gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp trong nước làm ăn chân chính, ảnh hưởng đến các sản phẩm hàng hoá, gây hậu quả khôn lường cho nền sản xuất trong nước.
Ở góc độ đơn vị sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh kiến nghị cơ quan chức năng liên ngành và các Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn về lĩnh vực pháp luật. Bên cạnh đó, Chính phủ nên xem xét lại mức xử phạt đối với các đối tượng và hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, vì mức phạt hiện hành chưa đủ tính răn đe.
Hiệp hội cũng kiến nghị đến các cơ quan chức năng ý kiến của các doanh nghiệp trong công tác phòng, chống hàng giả và hàng nhái. Đó là, cần phân rõ đầu mối giữa các lực lượng thực thi như công an, quản lý thị trường, hải quan, thanh tra chuyên ngành và hệ thống thanh tra; Công tác giám định hàng hoá cần khắc phục những hạn chế như cho các kết quả khác nhau, thời gian lâu; Kinh phí cho các lực lượng còn hạn hẹp, ngăn chặn cho được việc mua hàng kém chất lượng của nước ngoài rồi về dán nhãn mác Việt Nam để tiêu thụ đã gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp trong nước làm ăn chân chính, ảnh hưởng đến các sản phẩm hàng hoá, gây hậu quả khôn lường cho nền sản xuất trong nước.
Thời gian qua, ngành Công Thương phối hợp với Hiệp hội đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức người tiêu dùng như: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội; Người tiêu dùng có quyền được thông tin về hàng hóa, dịch vụ; Doanh nghiệp vì người tiêu dùng; Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng hãy quyết tâm ngăn chặn thực phẩm không an toàn; Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc; Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất trong sản xuất vượt quá mức cho phép; Sử dụng quán hàng ăn, thực phẩm mất vệ sinh, không an toàn; Lựa chọn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn….
Hưởng ứng sự phát động đó, hàng trăm đơn vị là các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hàng trong cả nước đã hưởng ứng và thực hiện rất nghiêm túc cuộc vận động này.