Cải cách thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan, hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa


Từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam gặp nhiều khó khăn do nhiều nước áp dụng các biện pháp phòng chống dịch làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Trong bối cảnh đó, Hải quan Việt Nam đã thực hiện cải cách hành chính một cách sâu rộng, toàn diện nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá

Vượt qua các khó khăn, nền kinh tế Việt Nam năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022 đã có những điểm sáng, với chỉ số tăng trưởng GDP ở mức 8,83% 9 tháng đầu năm 2022, so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011 - 2022. Năm 2021 - 2022, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) cũng ghi nhiều dấu ấn, cụ thể: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cảnăm 2021 lần đầu tiên đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; Kim ngạch nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020. Năm 2021, có 35 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 3 mặt hàng so với năm 2020. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực… Mặc dù phải đối mặt vàchịu ảnh hưởng nặng nềcủa dịch bệnh, nhiều thời điểm hoạt động sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động XNK vẫn đáp ứng nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp (DN), không có tình trạng thiếu hụt hay đứt gãy nguồn cung.

Tiếp đó, 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 282,52 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 276 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,44 tỷ USD).

Để đạt được những con số tăng trưởng trên, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đồng lòng vượt qua các khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh, chung tay triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi thương mại… Ngành Hải quan với vai trò làcơ quan quản lý nhànước liên quan đến hoạt động XNK đã không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức duy trì dòng chảy lưu thông hàng hóa, thúc đẩy hoạt động XNK, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN, người dân phục hồi vàphát triển sản xuất, kinh doanh, XNK hàng hóa. Căn cứ các nhiệm vụ được giao, Tổng cục Hải quan đã chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền (Bộ Tài chính, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và ban hành, triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao theo hướng hiện đại, minh bạch, tin cậy vàđảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại, sản xuất, kinh doanh của DN, tổ chức, cá nhân.

Theo đó, công tác cải cách của ngành Hải quan được thực hiện toàn diện, từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai vận hành quản lý hải quan hiện đại, đơn giản hóa thủtục hành chính, đơn giản hóa vàcắt giảm các bước trong quy trình thủ tục và chú trọng đến đầu tư, áp dụng và khai thác hiệu quả hệ thống trang thiết bị hiện đại... để hỗ trợ tối đa hoạt động XNK. Cụ thể:

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thi hành Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hệ thống văn bản QPPL về hải quan hiện hành đã được xây dựng và triển khai theo hướng cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, DN, các quy định tại hệ thống văn bản QPPL về hải quan đều minh bạch vàđáp ứng đểthực hiện vai trì quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa XNK. Tuy nhiên, đểtriển khai thủ tục hải quan theo hướng hiện đại, tạo thuận lợi tối đa người dân, DN và cơ quản quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện thủtục hải quan thì vẫn cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện thủtục hải quan.

Thông qua rà soát, sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện hải quan số theo lộ trình Chính phủ số và tiến tới Hải quan thông minh; trên cơ sở số hóa các trường thông tin dữ liệu, các thủ tục hành chính được thực hiện trên môi trường điện tử, các chứng từ, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan sẽ được cắt giảm tối đa; các bước/trình tự quy trình thủ tục hành chính cũng được tối ưu hóa trên môi trường điện tử và cắt giảm sự tác động của con người.

Thứ hai, hoàn hiện hệ thống văn bản QPPL liên quan hoạt động quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, DN chế xuất.

Để quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, DN chế xuất một cách hiệu quả và đáp ứng quy định tại Luật Hải quan cũng như tạo thuận lợi cho DN, trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã thường xuyên thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này, điển hình là việc sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn như Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Các văn bản sửa đổi, bổ sung trên đã quy định cụ thể những nội dung liên quan đến loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất theo hướng cụ thể hóa và đơn giản hóa thủtục như: đưa ra định nghĩa thống nhất về định mức hàng gia công, sản xuất xuất khẩu; bổ sung quy định người khai hải quan hải quan phải khai báo mã nguyên liệu, mã sản phẩm trên tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm; quy định cụ thể hơn về việc thông báo cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công, bổ sung quy định về việc sửa báo cáo quyết toán, hướng dẫn việc khai sản phẩm gia công có cung ứng nguyên liệu trong nước có thuế suất thuế xuất khẩu; quy định cụ thể về điều kiện kiểm tra, giám sát của DN chế xuất; cơ sở miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu...

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin ngành Hải quan

Thứ nhất, hiện đại hoátrang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan.

Nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với hàng hóa XNK vận chuyển vào lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Hải quan đã tăng cường đầu tư, trang bị trang thiết bị kiểm tra, giám sát phục vụ công tác quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN XNK khi làm thủtục hải quan như hệ thống máy soi container; máy soi chiếu hành lý, hàng hoá tại các sân bay; hệ thống camera giám sát và seal định vị định vị điện tử. Cụ thể:

- Máy soi container: Đến nay, ngành Hải quan đã trang bị đưa vào sử dụng 27 máy soi container tại các địa bàn trọng điểm, lưu lượng hàng hóa XNK lớn để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, soi chiếu kiểm soát hàng hóa XNK. Việc phân tích thông tin, lựa chọn container hàng hóa cần kiểm tra bằng máy soi container đã phát huy hiệu quả sử dụng, phát hiện được nhiều vụ việc vi phạm, trong đó điển hình là vụ việc phát hiện gian lận hàng hóa tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng, truy thu số tiền thuế gần 150 triệu vào ngân sách nhà nước. Trong thời gian tới, ngành Hải quan tiếp tục đầu tư, đưa vào sử dụng thêm các máy soi container di động tại một số địa bàn trọng điểm đểnâng cao hơn nữa năng lực soi chiếu.

- Máy soi hành lý, hàng hóa: Ngành Hải quan đã trang bị, đưa vào sử dụng 68 máy soi hành lý, hàng hóa tại các cửa khẩu cảng hàng không sân bay quốc tế; cửa khẩu đường bộ quốc tế; 03 hệ thống máy soi kiểm thểtại cảng hàng không sân bay Nội Bài, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Các máy soi đã phát huy hiệu quả, phát hiện nhiều vụ việc vi phạm, góp phần đảm đảm an ninh, an toàn đối với hoạt động xuất nhập cảnh người vàphương tiện qua các cửa khẩu.

- Seal định vị điện tử: Ngành Hải quan đã đầu tư, đưa vào sử dụng 7.000 seal định vị điện tử tại tất cả các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Đến nay, công tác giám sát hải quan bằng seal định vị điện tử đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát của cơ quan hải quan, theo đó tất cả các lô hàng được giám sát bằng seal định vị đã được vận chuyển đúng tuyến đường, thời gian đăng ký với cơ quan hải quan, không xảy ra tình trạng gian lận, buôn lậu hàng hóa.

- Camera giám sát: Năm 2019, Tổng cục Hải quan đã trang bị, đưa vào sử dụng 47 hệthống camere giám sát, nhận dạng và công vụ. Năm 2020 đã xác định nhu cầu trang bị bổ sung 24 hệ thống camera giám sát, nhận dạng tại các cửa khẩu đường bộ quốc tế và một số cảng biển.

Để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với thực tiễn quản lý theo yêu cầu nghiệp vụ của mô hình quản lý hải quan thông minh, Tổng cục Hải quan đang giao cho các đơn vị chuyên môn xây dựng mô hình nghiệp vụ quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh quan cửa khẩu cảng biển, cửa khẩu đường bộvàcửa khẩu hàng không… theo đó đã đặt ra yêu cầu kết nối, tích hợp các thông tin từ các trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan.

Thứ hai, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hải quan đối với hàng gia công, sản xuất, xuất khẩu, DN chế xuất.

Trong thời gian qua, ngành Hải quan đã có nhiều cải tiến, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hải quan đối với hàng gia công, sản xuất, xuất khẩu, DN chế xuất với mục tiêu khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện tuân thủ và sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu khi DN thực hiện kết nối từ hệ thống quản lý của DN đến hệ thống của cơ quan hải quan. Điều này giúp các DN không phải thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan, trong khi đó với những tổ chức, cá nhân chưa tham gia kết nối hệ thống thì vẫn thực hiện nộp báo cáo quyết toán như quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Hiện đại hoá, hướng tới hải quan phi giấy tờ, Hải quan số, Hải quan thông minh

Hiện nay, 100% thủ tục hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, theo đó, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cũng được nộp vàxuất trình dưới dạng đính kèm qua hệ thống. Tuy nhiên, vẫn còn một số chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan một số chứng từ dưới dạng bản giấy trong quá trình làm thủ tục hải quan (ví dụ như: chứng từ chứng nhận xuất xứ theo một số Hiệp định Thương mại tựdo hoặc theo quy định của các Bộ quản lý ngành lĩnh vực; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc chứng từ kiểm tra chuyên ngành chưa được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia…). Do vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ sở dữ liệu, hệ thống CNTT và hướng tới thực hiện hải quan thông minh, hải quan số, ngành Hải quan tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệthống pháp luật về hải quan và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các pháp luật chuyên ngành có liên quan theo hướng thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, các dữ liệu thông tin được cập nhật, chia sẻ, kết nối theo chuẩn dữ liệu số; từng bước chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu triển khai các thủ tục hành chính theo môi trường số theo chỉ đạo của Chính phủ.

Thứ nhất, tái thiết kếtổng thểhệthống CNTT ngành Hải quan.

Hiện nay, ngành Hải quan đang tập nghiên cứu đầu tư dự án nhằm tái thiết kế tổng thể hệ thống CNTT ngành Hải quan trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới vềcông nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hướng tới mô hình Hải quan số, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh; phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng Hải quan điện tử thông mình, hoàn thành xây dựng Hải quan số dựa trên nền tảng ứng dụng rộng rãi công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thống nhất với kiến trúc Chính phủ điện tử. Đây làmô hình có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng các thành tựu khoa học mới vàhiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng dự báo, thích ứng với sựbiến động của thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, quản lý DN, hàng hóa XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối; có khảnăng tích hợp, kết nối, chia sẻ với các bộ, ngành, DN thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thếgiới.

Toàn bộ dữ liệu trên hệ thống sẽ được tập trung thành cơ sở dữ liệu lớn (big data), được phân tích xử lý thông minh bằng công nghệ AI, được tự động cập nhật, trao đổi dữ liệu với các cơ quan có liên quan và cho phép kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan đảm bảo xuyên suốt, số liệu tích hợp từ khi hàng hóa đến cửa khẩu trong thời gian lưu giữtại kho, bãi, cảng đến khi thông quan, đưa ra khỏi khu vực giám sát, đưa vào sản xuất hoặc sử dụng theo đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan hải quan; các hoạt động nghiệp vụ được tự động hoàn toàn như: phân tích thông tin trọng điểm, xác định rủi ro, kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ phương tiện vận tải, phân luồng kiểm tra, quyết định thông quan, kiểm tra xác định số tiền thuế phải nộp, quản lý, theo dõi tình hình sử dụng nguyên phụ liệu, vật tư trong quátrình sản xuất… Đây được xác định là những yêu cầu nghiệp vụ cốt lõi của hệ thống.

Thứ hai, triển khai chuyển đổi số trong công tác Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Với vai trò giúp Bộ Tài chính làm Cơ quan thường trực của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, ngành Hải quan đã nỗ lực và vận hành có hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN. Tính đến ngày 20/02/2022, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 244 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với trên 4,8 triệu bộ hồ sơ của hơn 51,8 nghìn DN.

Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước thành viên ASEAN. Đến tháng 02/2022 Việt Nam đã gửi 594.041 C/O sang các nước ASEAN, Việt Nam đã nhận 576.627 C/O từ các nước ASEAN.

Đánh giá chung cho thấy, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN tiếp tục nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng DN và các tổ chức trong, ngoài nước; đem lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan nhà nước, DN, tổ chức, người dân. Các bộ, ngành đã chủ động, tích cực phối hợp triển khai các thủ tục hành chính mới thông qua Cơ chế một cửa quốc gia theo kế hoạch tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, ngoài việc chưa thực hiện được việc kết nối tự động dữ liệu thông tin giữa Cơ chế Một cửa quốc gia và Hệ thống VNACCS vẫn còn một số hạn chế chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực hiện hải quan thông minh và tiến tới áp dụng hải quan phi giấy tờ, như: Hoạt động thiếu ổn định, còn lỗi đường truyền kết nối, tốc đọ xử lý các tác vụ trên cổng còn chậm, hướng dẫn thủ tục hành chính chưa rõ ràng (DN không biết vì sao hồ sơ bị yêu cầu sửa, sửa như thế nào, trạng thái xử lý hồ sơ không được công khai, thiếu thông tin về ngày dự kiến hoàn thành…), số lượng thủtục hành chính tích hợp còn ít, đặc biệt là nhiều trường hợp hồ sơ còn chưa điện tử hoàn toàn.

Do vậy, trong thời gian tới cần tái cấu trúc Cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng yêu cầu trở thành điểm tiếp nhận và chia sẻ dữliệu, thông tin, chứng từ điện tử cho tất cảcác bên tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới, chuỗi cung ứng, logistics thông qua việc tập trung hóa dữ liệu và tập trung hóa xử lý dữ liệu để đảm bảo 100% các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa XNK được thực hiện trên Cổng dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ4; 100% bộ, ngành, tổ chức chứng nhận sự phù hợp được kết nối với hải quan thông qua Cổng, thông tin vềquản lý chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực hải quan được hệ thống tự động sử dụng trực tiếp để hỗ trợ quá trình làm thủ tục hải quan; toàn bộ các cơ quan Chính phủ và các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp sử dụng thông tin về hoạt động XNK hàng hóa, xuất nhập cảnh người vàphương tiện sẽ được kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Cổng.

Thứ ba, tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Hiện nay, tất cả các thủ tục hải quan cốt lõi hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động trên Hệ thống VNACCS/VCIS tại 100% các đơn vị Hải quan trên phạm vi toàn quốc với hơn 99% DN tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai vàthời gian thông quan đối với hàng luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây.

Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho 215/237 thủ tục hành chính, chiếm 91% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan Hải quan thực hiện, trong đó có 209 thủ tục hành chính đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (đạt tỷ lệ 88%) và đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia là 98 thủ tục.

Những kết quả đạt được trong lĩnh vực hải quan nêu trên đã được Chính phủ, các cơ quan nhà nước và cộng đồng DN ghi nhận, đánh giá cao, tạo tiền đề cho việc tiếp tục triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ để hoàn thành và phấn đấu là đơn vị đi đầu trong kế hoạch chung về chuyển đổi số của Chính phủ.

Không ngừng cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn tới, để đạt được các mục tiêu nêu tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 của Thủtướng Chính phủ về Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, Hải quan Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính một cách sâu rộng, toàn diện nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho DN, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan.

Từ nay đến cuối năm 2022, Tổng cục Hải quan tập trung hoàn thành việc xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và thay thế Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định chi tiết vàbiện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Trên cơ sở đó, trình BộTài chính ban hành các thông tư hướng dẫn. Bên cạnh đó, theo kế hoạch được giao, Tổng cục Hải quan cũng đang tổng kết, đánh giá kết quả thi hành Luật Hải quan năm 2014 và tiến hành nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế nếu cần thiết.

Bên cạnh đó, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử ngày càng phát triển cũng như tạo hành lang pháp lý riêng về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, Tổng cục Hải quan sẽ khẩn trương trình BộTài chính báo cáo Chính phủban hành Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử. Hiện dự thảo Nghị định đang được hoàn thiện sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ để trình Chính phủ ký ban hành trong thời gian sớm nhất.

Thứ hai, đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan đang tập trung nguồn nhân lực, thời gian hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục Kiểm tra chất lượng và Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Nghị định là cơ sở cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm chi phí và thời gian cho DN, giảm thời gian thông quan hàng hóa, phát huy trách nhiệm của các Bộ, ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Với những nội dung cải cách quyết liệt đã được thể chế hóa tại dự thảo Nghị định, theo kết quả đánh giá độc lập của Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ, khi Nghị định được triển khai thi hành sẽ có tác động tích cực cho DN và nền kinh tế: ước tính trong 01 năm tiết kiệm gần 1.400 tỷ đồng (xấp xỉ 60,1 triệu USD) cho DN và9.285 tỷ đồng (xấp xỉ 399 triệu USD) cho nền kinh tế.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệthông tin và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống nghiệp vụ hải quan nhằm đạt mục tiêu cải cách hiện đại hóa toàn ngành giai đoạn 2021-2030.

Hệ thống mới sẽ cho phép kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan đảm bảo xuyên suốt, số liệu tích hợp từ khi hàng hóa đến cửa khẩu trong thời gian lưu giữ tại kho, bãi, cảng đến khi thông quan, đưa ra khỏi khu vực giám sát, đưa vào sản xuất hoặc sử dụng theo đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan hải quan; các hoạt động nghiệp vụ được tựđộng hoàn toàn, giảm tác động trực tiếp của con người.

Thứ tư, tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực, hiệu quảcủa trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát về hải quan, rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí và thời gian cho DN, người dân nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý nhà nước của ngành Hải quan.

Theo đó, trong quátrình thực hiện xây dựng mô hình hải quan thông minh, để việc sử dụng trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan phải đảm bảo hiệu quả và phù hợp với thực tiễn quản lý, gắn với mô hình hải quan hiện đại thì vấn đề đặt ra là phải kết nối dữliệu thông tin từ các loại trang thiết bị như: máy soi container, camera, cân ô tô, seal định vị điện tử… với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo mô hình hải quan thông minh.

Tài liu tham kho:

1. Quốc hội (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13;

2. Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 về Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030;

3. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020.

Lê Đức Việt

Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) 

** Bài đăng Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 10/2022