Cải thiện chất lượng hàng hóa để thúc đẩy hàng Việt xuất khẩu thuận lợi


Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp Việt có quy mô lớn vẫn chưa chú trọng xuất khẩu vào ASEAN mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đang gặp khó do công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Trong khi đó, hàng hoá xuất khẩu vào khối các nước ASEAN còn phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng công nghệ cao của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tác động của đại dịch Covid-19 chỉ là một phần nguyên nhân khiến xuất khẩu của Việt Nam vào nội khối ASEAN tăng trưởng chậm; đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn vẫn chưa chú trọng xuất khẩu vào ASEAN mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song những doanh nghiệp này lại gặp khó khăn do công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Trong khi đó, hàng hoá xuất khẩu vào khối các nước ASEAN còn phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng công nghệ cao của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Ngoài ra, công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, mẫu mã hàng hoá chưa đa dạng dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường kém. Do đó, để tận dụng tốt nhất cơ hội về thuế quan, tăng lượng hàng xuất khẩu vào nội khối thì hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ.

ASEAN đang được đánh giá là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Do vậy, mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần phải tự nỗ lực nhiều hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động, sáng tạo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu nguời tiêu dùng ASEAN. Trước tình hình đó, việc nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa là giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt khai thác tốt cơ hội từ thị trường ASEAN.

7 công cụ QC có thể được áp dụng trên mọi ngành công nghiệp bắt đầu từ giai đoạn phát triển sản phẩm cho đến khi giao hàng đến tay khách hàng hoặc đối tác.

Để hàng hoá Việt Nam có bước tiến xa hơn tại thị trường ASEAN, thời gian tới, các doanh nghiệp Việt cần cập nhật và nắm chắc các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất và bảo quản, chú trọng tới bao bì, mẫu mã, quy cách đóng gói.

Trong quá trình xuất khẩu, cần chủ động tìm hiểu và tự giải quyết những vấn đề phát sinh; kịp thời thông báo tới cơ quan chức năng và các thương vụ Việt Nam tại thị trường để được hỗ trợ, tư vấn. Cùng với đó, liên tục cập nhật các xu hướng tiêu dùng, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động tìm kiếm hợp tác với các nhà phân phối uy tín bản địa để hàng Việt Nam dễ tiếp cận thị trường.

Theo đó, các doanh nghiệp luôn phải tư duy và đặt chất lượng lên hàng đầu. Để một doanh nghiệp có thể phát triển ổn định thì không nên chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt, cần chú trọng đến chất lượng, coi chất lượng là số một để có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong muốn của khách hàng.

Để làm được điều này không thể thiếu được sự hợp tác, chia sẻ suy nghĩ và cùng hành động của tất cả nhân viên và các bộ phận trong doanh nghiệp; Bên cạnh đó, cần đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn. Có nghĩa là cách thức thực hiên công việc hoặc một công đoạn trong công việc. Quá trình ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi sản xuất mà còn bao gồm trong kinh doanh, thiết kế, phát triển sản phẩm, kiểm tra, dịch vụ…

Coi trọng quá trình trong quản lý chất lượng tức là chú trọng vào từng công đoạn tạo ra thành quả công việc thay vì chỉ chăm chăm vào kết quả đạt được. “Coi trọng quá trình” là phương pháp nhấn mạnh đến việc cải thiện cách làm việc hoặc hệ thống. Những yếu tố ảnh hưởng tới đặc tính chất lượng là nguyên nhân cốt lõi. Nguyên nhât cốt lõi thường có trong 5M (Man – Machine – Material – Methol – Measurement).

Các doanh nghiệp có thể sử dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản (7 Công cụ QC) để làm rõ mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân cốt lõi tới đặc tính chất lượng. 7 công cụ QC có thể được áp dụng trên mọi ngành công nghiệp bắt đầu từ giai đoạn phát triển sản phẩm cho đến khi giao hàng đến tay khách hàng hoặc đối tác...