Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

ThS. Hà Hoàng Như - Trường Đại học Sài Gòn

Chất lượng thông tin kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả của các quyết định của người sử dụng thông tin, do vậy, đây là vấn đề được các bên liên quan quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, từ đó giúp cho các công ty cải tiến chất lượng thông tin kế toán ngày càng tốt hơn.

Đặt vấn đề

Về mặt lý thuyết, thông tin kế toán (TTKT) được coi là tiền tệ và được định lượng. TTKT dưới dạng định lượng, chính thức, có cấu trúc, được kiểm toán và cung cấp thông tin quá khứ của doanh nghiệp (Riahi-Belkaoui, 2004). TTKT do hệ thống TTKT tạo ra, phù hợp với mục đích là cung cấp thông tin và đảm bảo chất lượng TTKT phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và phân tích hoạt động của tổ chức (Sacer, Zager, Tusek, 2006).

TTKT được cung cấp ra bên ngoài cho các bên liên quan thông qua các báo cáo kế toán. Báo cáo tài chính (BCTC) cùng với báo cáo thường niên (BCTN) là những nguồn cung cấp thông tin hữu ích cho những bên liên quan (cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý Nhà nước…).

Các bên liên quan sử dụng các TTKT để đưa ra các quyết định của mình, hiệu quả của các quyết định của người sử dụng thông tin bị ảnh hưởng bởi chất lượng TTKT công bố trên BCTC, BCTN của các công ty niêm yết. Chất lượng TTKT công bố trên BCTN luôn là vấn đề được các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà nghiên cứu... quan tâm hàng đầu.

Do vậy, việc xem xét thực trạng chất lượng TTKT trên BCTN của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam qua đánh giá của các đối tượng sử dụng TTKT là một vấn đề cần thực hiện.

Tổng quan về chất lượng thông tin kế toán

Khái niệm chất lượng thông tin kế toán

Chất lượng TTKT là một khái niệm phức tạp, chứa đựng giá trị phù hợp của TTKT, tính bảo toàn của kế toán và quản lý thu nhập (Francis, Olsson và Schipper, 2008). Theo O’Brien (2010), chất lượng TTKT là TTKT có các đặc tính chất lượng theo yêu cầu của người sử dụng trong việc ra quyết định có giá trị đạt được mục tiêu của tổ chức.

Hình 1: Đồ thị phân phối chuẩn của nhân tố thích hợp

Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 22.0

 

Hình 2: Đồ thị phân phối chuẩn của nhân tố tin cậy

Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam - Ảnh 2

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 22.0

 

Theo IASB và FASB (2010), chất lượng TTKT hữu ích được thể hiện qua các đặc điểm chất lượng cơ bản (Thích hợp, Trình bày trung thực) và các đặc điểm chất lượng bổ sung (Có thể so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Có thể hiểu). Cụ thể:

  • Thích hợp: Để thích hợp, TTKT phải có khả năng tạo ra sự khác biệt trong việc ra quyết định của đối tượng sử dụng thông Thông tin phải có giá trị dự đoán, giá trị xác nhận, hoặc cả hai.
  • Trình bày trung thực: Thông tin được trình bày trung thực khi nó được mô tả đầy đủ, trung lập và không mắc lỗi (IASB, 2010a).
  • Dễ hiểu: Thông tin có thể hiểu nếu thông tin được phân loại, mô tả và trình bày rõ ràng, xúc tích. BCTC, BCTN được trình bày cho người sử dụng là những người có những kiến thức nhất định về kinh doanh và hoạt động kinh tế.
  • Có thể so sánh: Thông tin về một doanh nghiệp sẽ hữu ích hơn nếu nó có thể được so sánh với thông tin tương tự ở doanh nghiệp khác hoặc giữa các kỳ khác nhau ở cùng một doanh nghiệp. Có thể so sánh cho phép người sử dụng phân biệt giữa sự giống nhau hay có khác nhau về các khoản mục (IASB, 2010a).

- Kịp thời: Kịp thời có nghĩa là thông tin có sẵn cho người sử dụng ra quyết định đúng lúc, thông tin cũ thì kém hữu ích hơn. Tuy vậy, một số thông tin có thể vẫn hữu ích sau khi kết thúc kỳ báo cáo, bởi vì người sử dụng cần các thông tin để xác định và đánh giá xu hướng phát triển.

Phương pháp đo lường chất lượng TTKT

Chất lượng TTKT không thể được quan sát trực tiếp và phụ thuộc vào nhận thức của người sử dụng thông tin, do đó đánh giá chất lượng TTKT là một việc không đơn giản. Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều phương pháp đo lường khác nhau để đo lường chất lượng TTKT:

- Nhóm phương pháp thứ nhất: Đo lường chất lượng TTKT dựa trên thị trường vốn trong kế toán và nghiên cứu về quản lý thu nhập và chất lượng thu nhập. Phương pháp này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu (Dechow, Sloan và Sweeney, 1995), (Healy và Wahlen, 1999), (Mohammady, 2010), (Ogneva, 2012)...

- Nhóm phương pháp thứ hai: Đo lường chất lượng TTKT bằng cách tập trung vào chất lượng của các yếu tố TTKT cụ thể được công bố trong BCTN. Chẳng hạn như, nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa tính hữu ích của quyết định đối với thông tin BCTC và việc sử dụng giá trị hợp lý (Hirst, Hopkins và Wahlen, 2004), giữa chất lượng của kiểm soát nội bộ và rủi ro công bố thông tin (Dobler, Lajili và Zéghal, 2011), giữa chất lượng của kiểm soát nội bộ và báo cáo của kiểm toán viên (Gray, Turner, Coram, & Mock, 2011).

  • Nhóm phương pháp thứ ba: Đo lường toàn diện tính hữu ích của quyết định bằng cách đánh giá đồng thời chất lượng của các khía cạnh khác nhau của Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các câu hỏi về các đặc điểm định tính riêng biệt để đánh giá chất lượng TTKT (Jonas và Blanchet, 2000; McDaniel, Martin và Maines 2002)… Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ đo lường chất lượng TTKT qua hai đặc điểm là tính phù hợp và trình bày trung thực, các đặc điểm về tính dễ hiểu, tính so sánh được và tính kịp thời thường được xem là ít quan trọng hơn.
  • Nhóm phương pháp thứ tư: Beest và cộng sự (2009) đã xây dựng một công cụ đo lường tổng hợp (bao gồm 21 chỉ mục) để đánh giá toàn diện chất lượng TTKT theo các đặc điểm định tính cơ bản (tính phù hợp và trình bày trung thực) và các đặc điểm định tính nâng cao (dễ hiểu, có thể so sánh, và tính kịp thời).
 
Phương pháp và mẫu nghiên cứu

Hình 3: Đồ thị phân phối chuẩn của nhân tố dễ hiểu

Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam - Ảnh 3

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 22.0

 

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê mô tả nghiên cứu này để đánh giá chất lượng TTKT trên BCTN của các công ty niêm yết. Nghiên cứu này sử dụng công cụ đo lường chất lượng TTKT dựa trên nghiên cứu của Beest và cộng sự (2009).

Bảng khảo sát gồm 21 câu hỏi được sử dụng để đánh giá chất lượng TTKT dựa trên các đặc điểm định tính, trong đó: Thích hợp (ký hiệu là REL) được đo lường thông qua 4 mục hỏi; Tin cậy (ký hiệu là FAI) được đo lường thông qua 6 mục hỏi; Dễ hiểu (ký hiệu là UND) được đo lường thông qua 5 mục hỏi; Có thể so sánh (ký hiệu là COM) được đo lường qua 5 mục hỏi; Kịp thời (ký hiệu là TIME) được đo lường bằng số ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính cho đến ngày công ty kiểm toán ký báo cáo kiểm toán. Thang do Likert 5 bậc được sử dụng để đo lường chất lượng TTKT: 1_Hoàn toàn không đồng ý, 2_Không đồng ý, 3_Trung lập, 4_Đồng ý, 5_Hoàn toàn đồng ý.

- Mẫu nghiên cứu: BCTN của 465 công ty phi tài chính trong danh mục thành phần chỉ số VNX Allshare kỳ tháng 4/2023.

- Đối tượng khảo sát: Đối tượng sử dụng TTKT trên BCTN có chuyên môn về tài chính, kế toán, gồm có: nhân viên ngân hàng, nhà phân tích, giảng viên ngành tài chính - kế toán.

 
Kết quả nghiên cứu

Hình 4: Đồ thị phân phối chuẩn của nhân tố có thể so sánh

Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam - Ảnh 4

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 22.0

 

Hình 5: Đồ thị phân phối chuẩn của nhân tố kịp thời

Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam - Ảnh 5

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 22.0

 

Dữ liệu thu thập được từ khảo sát là 460 phiếu phản hồi, trong đó có 7 phiếu không đầy đủ thông tin nên loại bỏ ra, kết quả còn lại 453 quan sát. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 xử lý số liệu. Điểm của từng đặc tính chất lượng là giá trị trung bình của các mục hỏi của đặc tính đó. Kết quả thống kê mô tả chất lượng của từng đặc tính như sau:

Thích hợp

Tính thích hợp được đánh giá với mức điểm trung bình là khoảng 3.87 – khá tốt; và điểm cao nhất là 5 và thấp nhất 1.75 (hai mã chứng khoán TCT và VTZ). Trong 4 mục hỏi thì mục liên quan đến giá trị hợp lý nhận số điểm thấp nhất, một trong các lý do là các công ty chưa thu thập đủ thông tin để đánh giá giá trị hợp lý của các tài sản một cách chắc chắn.

Tin cậy

Tính tin cậy được đánh giá khá tốt với mức điểm trung bình là khoảng 3.91 và điểm cao nhất là 5 và thấp nhất 1.83. Điều này cho thấy, các công ty trình bày về việc tuân thủ nguyên tắc, chế độ kế toán khá đầy đủ, các báo cáo kiểm toán đều được công ty kiểm toán xác nhận chấp nhận toàn phần.

Tính dễ hiểu được đánh giá thấp nhất trong các đặc tính với mức điểm trung bình là khoảng 3.66 và điểm cao nhất là 5 và thấp nhất 1.2. Mức điểm này cho thấy, người sử dụng hiểu được TTKT trên BCTN tương đối tốt. Các công ty ngày càng quan tâm nhiều hơn đến cách thức trình bày, các nội dung trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thuyết minh rõ ràng giúp người đọc báo cáo thu thập thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn.

Có thể so sánh

Tính có thể so sánh được đánh giá với mức điểm trung bình là khoảng 3.71 và điểm cao nhất là 5 và thấp nhất 1.6. Các công ty đã cung cấp thông tin rõ ràng giúp cho người sử dụng thông tin dễ dàng so sánh, tuy nhiên số liệu so sánh giữa các kỳ kế toán thì đa phần các công ty chỉ cung cấp số liệu so sánh của hai kỳ kế toán, rất ít công ty cung cấp số liệu so sánh trong chu kỳ 5 năm.

Kịp thời

Phần lớn các công ty chấp hành tốt thời gian công bố BCTC đã được kiểm toán đúng qui định. Số ngày trung bình mà các công ty công bố BCTC đã được kiểm toán là 79,41 ngày, nhanh nhất là 14 kể từ ngày kết thúc năm tài chính (Mã chứng khoán TNT) và trễ nhất là 130 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (Mã chứng khoán LDG). Số công ty có thời gian công bố không đúng qui định là 24 công ty, chiếm gần 5,3%.

Đánh giá chung

Nhìn chung, chất lượng TTKT trên BCTN của các công ty niêm yết được đánh giá khá tốt (với mức điểm trung bình 3.79). Phần lớn các công ty đều tuân thủ quy định về công bố thông tin theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính về nội dung và thời hạn công bố. Bên cạnh một số công ty tuân thủ thực hiện việc công bố thông tin rất tốt và chất lượng TTKT công bố được đánh giá tốt thì vẫn còn công ty công bố thông tin còn sơ sài, số liệu cung cấp chưa giúp người sử dụng thông tin trong việc so sánh giữa nhiều kỳ nên tính có thể so sánh chưa cao, tính kịp thời của thông tin còn thấp (công bố thông tin quá thời hạn qui định).

Chất lượng TTKT công bố trên BCTN sẽ tạo niềm tin cho các bên liên quan trong việc đưa ra các quyết địn

Kết luận

h. Tính tin cậy và kịp thời đặc biệt rất quan trọng với các nhà đầu tư. TTKT có độ tin cậy cao và được cung cấp kịp thời sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết

định có tính hiệu quả cao. Thực tế hiện nay, phần lớn các công ty công bố thông tin đúng thời hạn qui định nhưng thời gian công bố trung bình là hơn hai tháng kể từ ngày kết thúc, điều này cũng đã làm giảm tính thích hợp của thông tin. Do vậy, các công ty niêm yết cần chú ý nâng cao tính kịp thời hơn nữa.

Bên cạnh đó, các công ty cần nâng cao tính có thể so sánh và dễ hiểu của TTKT bằng việc cung cấp số liệu so sánh của nhiều kỳ kế toán hơn, cần sử dụng đồ thị và bảng biểu để trình bày giúp người đọc nắm bắt thông tin dễ hơn. Với thị trường chứng khoán của Việt Nam - một thị trường cận biên, để thu hút vốn của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, các công ty niêm yết cần phải chú trọng nâng cao chất lượng TTKT hơn nữa. Điều này cũng sẽ góp phần cho việc nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi được nhanh chóng hơn.                                                 $

Tài liệu tham khảo:

  1. Beest, F. V., Braam, G., & Boelens, S. (2009). Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics;
  2. Dobler, M., Lajili, K., & Zéghal, (2011). Attributes of corporate risk disclosure: An international investigation in the manufacturing sector. Journal of International Accounting Research, 10(2), 1-22;
  3. Francis, J., Olsson, P., & Schipper, K. (2008). Earnings quality. Foundations and Trends® in Accounting, 1(4), 259-340;
  4. Gray, G. L., Turner, J. L., Coram, P. J., & Mock, T. J. (2011). Perceptions and misperceptions regarding the unqualified auditor's report by financial statementpreparers, users, and auditors. Accounting horizons, 25(4), 659-684;
  5. Hirst, D. E., Hopkins, P. E., & Wahlen, J. M. (2004). Fair values, income measurement, and bank analysts' risk and valuation judgments. The accounting review, 79(2), 453-472;
  6. IASB, E. D. (2010). Conceptual framework for financial reporting. International Accounting Standards Board (IASB);
  7. Jonas, G. J., & Blanchet, J. (2000). Assessing quality of financial reporting. Accounting horizons, 14(3), 353-363;
  8. McDaniel, L., Martin, R. D., & Maines, L. A. (2002). Evaluating financial reporting quality: The effects of financial expertise vs. financial literacy. The accounting review, 77(s-1), 139-167;
  9. Mohammady, A. (2010). Earnings quality constructs and measures. Available at SSRN 1678461.
  10. O’Brien, J. A. M., George M. (2010). Introduction to Information Systems. 15; 11. Ogneva, M. (2012). Accrual quality, realized returns, and expected returns: The importance of controlling for cash flow shocks. The accounting review, 87(4), 1415-1444.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2023