Châu Á và bài toán khí thiên nhiên hoá lỏng

Theo nhaquanly.vn

Chiếm 70% nhu cầu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) của toàn thế giới, Châu Á đang đang được lợi khi giá LNG ngày càng giảm. Tuy nhiên, ngay khi sự cân bằng cung-cầu được thắt chặt, Châu Á sẽ sớm đối mặt với “nỗi sợ” của mình.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Một số chuyên gia đã đề cập đến “nỗi sợ” này và xem đây là “vấn đề của năm 2023”.

Vào tháng 7, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới và các bên khác đã đồng ý tài trợ xây dựng nhà cảng nhập khẩu LNG tại Bangladesh. Mặc dù đất nước Nam Á này là một nhà sản xuất khí đốt, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ khiến nhu cầu năng lượng tăng cao. Bangladesh hiện đang lên kế hoạch bắt đầu nhập khẩu nhiên liệu vào năm 2018 để đáp ứng nhu cầu này.

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, 14 quốc gia châu Á, trong đó có Malaysia và Singapore, đã bắt đầu nhập LNG vào năm 2013. Khoảng 10 quốc gia khác bao gồm có Việt Nam sẽ nhập khẩu LNG vào năm 2020.

LNG hiện nay chủ yếu được sử dụng để sản xuất điện và cung cấp khí đốt cho thành thị. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán nhu cầu LNG toàn cầu sẽ gia tăng khoảng 50% lên 460 tỷ m3 vào năm 2022.

Thị trường người mua

Do nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và giá LNG thấp đã khiến hàng nhập khẩu trở thành một sự lựa chọn hiển nhiên. Nguyên nhân tụt giá một phần là do nguồn cung quá nhiều – không chỉ từ các nguồn truyền thống như Nga và Qatar mà còn ở Mỹ, nơi dầu đá phiến đang được khai thác và ở Australia, nơi các mỏ khí đốt lớn đang được phát triển.

Năng lực xuất khẩu LNG toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức 650 tỷ m3 vào năm 2022.

Nhật Bản là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất khi LNG giảm giá sâu. Sau sự cố hạt nhân Fukushima Daiichi vào năm 2011, tất cả các lò phản ứng hạt nhân của nước này đều tạm dừng hoạt động, buộc nước này phải chuyển sang sử dụng nhiệt điện. Theo BP, Nhật Bản là nước nhập khẩu LNG đứng thứ nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 nhu cầu toàn thế giới.

Châu Á và bài toán khí thiên nhiên hoá lỏng - Ảnh 1Trong khi đó, tại Trung Quốc và Ấn Độ, nhu cầu nhiên liệu chính là than đá để phục vụ cho nhiệt điện (nhiệt điện cung cấp 70% nhu cầu điện năng tại đây). Nhưng khi giá LNG giảm mạnh, cả hai đều gia tăng đáng kể việc nhập khẩu sản phẩm này.

Theo các nhà khoa học, LNG chỉ tạo ra khoảng 40% khí CO2 so với than đá, đồng thời sản sinh ít chất gây ô nhiễm hơn – khiến nó trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn đối với các quốc gia đang đau đầu về vấn đề môi trường.

Thị trường người mua sôi động đang khiến các nước lớn xem xét việc thắt chặt xuất khẩu LNG.

Một công ty điện lực Nhật Bản cho biết sau khi xem xét một báo cáo công bố vào tháng 6 của Ủy ban Thương mại Quốc tế Nhật Bản (JFTC) cho biết “Các kho dự trữ LNG ngày càng chất đầy, có lẽ đã đến lúc phải xem lại các điều khoản trong hợp đồng”.

JFTC kêu gọi nên xem xét lại điều khoản điểm đến tiêu thụ thường được nhắc đến trong các hợp đồng LNG, đặc biệt là các hợp đồng với các nhà sản xuất dầu quốc doanh ở Châu Á và Trung Đông.

Theo đó, điều khoản chỉ cho phép phân phối đến một địa diểm được xác định trước – qua đó, ngăn cản việc bán hàng cho bên thứ ba. JFTC cho biết điều khoản này có thể vi phạm các quy định về chống độc quyền.

Yoshikazu Kobayashi, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Viện Năng lượng Kinh tế Nhật Bản, hoan nghênh yêu cầu này của Ủy ban. Theo ông: “Các công ty sẽ có thể đàm phán lại hợp đồng của họ với các nhà xuất khẩu LNG dựa trên quan điểm của JFTC, làm tăng tính linh hoạt trong việc quản lý.”

Cơ hội cho Nhật Bản

Gia tăng nhu cầu nhập khẩu LNG ở Châu Á sẽ đem về nhiều cơ hội cho Nhật Bản, chẳng hạn như xuất khẩu các thiết bị phụ trợ, kho bãi và đường ống dẫn.

Kenichi Aso, Giám đốc bộ phận tài chính dầu khí của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, nhận định “Nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở châu Á đang tăng mạnh”. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách xem xuất khẩu cơ sở hạ tầng là một trụ cột chính trong chiến lược tăng trưởng của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Mặc dù các nhà dự báo kỳ vọng tình trạng cung vượt cầu sẽ tồn tại một thời gian, nhưng tới năm 2033, mọi chuyện sẽ khác.

Giá nguyên liệu thấp đã khiến các nhà phát triển không hài lòng với việc đầu tư. Số lượng đầu tư được quyết định vào năm 2015 đã giảm 2/3 so với năm 2014.

Hồi tháng 7, Qatar cho biết, trong vòng 5-7 năm tới, quốc gia này sẽ tăng công suất cung cấp từ 77 triệu tấn lên 100 triệu tấn Nhưng các nhà quan sát trong ngành vẫn hoài nghi về điều này.

Bộ Thương mại Nhật Bản đang tận dụng tối đa các điều kiện thị trường hiện tại. Đầu năm 2020, cơ quan này sẽ lập một trung tâm giao dịch LNG với tính thanh khoản cao . Cũng như bất kỳ thị thì trường khác, sự biến động lớn về giá sẽ khiến rủi ro tăng cao.