Cổ phiếu ngành nước ngó lơ "bữa tiệc" chứng khoán

Theo Minh Khuê/vnbusiness.vn

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa liên tiếp chứng kiến những kỷ lục mới được thiết lập cả về điểm số lẫn thanh khoản, cùng với đó là nhiều câu chuyện vượt đỉnh về giá của nhiều cổ phiếu. Dù vậy, không phải cổ phiếu ngành nào cũng hưởng trọn niềm vui, vẫn có những cái tên đứng ngoài “bữa tiệc”, điển hình là các mã thuộc ngành nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ kiên quyết yêu cầu các ngân hàng phải lên sàn, muộn nhất là trong quý I/2021, trừ 3 ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc. Theo đó, nếu ngân hàng nào không tuân thủ sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật.

Hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng lên sàn

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì đà tăng tích cực. Sự hưng phấn của cổ phiếu ngân hàng được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính giúp thị trường duy trì sắc xanh. Hiện tại, Vn-Index đang duy trì quanh mức 1.400 điểm, các mã ngân hàng như VPB, TCB, MBB, STB, CTG... luôn nằm trong top những cổ phiếu dẫn dắt trên thị trường. Thậm chí, nhiều mã cổ phiếu ngân hàng trong thời gian dài ở dưới mệnh giá, nay cũng đã tăng trên 100% như: cổ phiếu SHB, NCB…

Sự dậy sóng của cổ phiếu ngân hàng thời gian gần đây là những động lực để một số ngân hàng quyết định đưa cổ phiếu lên sàn. Trong quý I/2021 có 3 ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán gồm: BacABank, SeABank, OCB… và đều huy động được lượng vốn khủng, thị giá cổ phiếu tăng từ 36 - 150% chỉ trong một thời gian ngắn.

Tuần qua, VietABank chính thức được chấp thuận đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với mã VAB. Mặc dù giá tham chiếu và ngày giao dịch đầu tiên chưa được ấn định, song việc được chấp thuận đăng ký lên sàn cho thấy nỗ lực của VietABank.

Như vậy, đến thời điểm này, nếu loại trừ các ngân hàng yếu kém bị mua lại bắt buộc hoặc đang bị kiểm soát đặc biệt là CBBank, OceaBank, GPBank, DongABank chưa thể đưa cổ phiếu lên sàn trong thời gian ngắn, vẫn còn 3 ngân hàng dường như “phớt lờ” quy định và chưa niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán là PVComBank, SCB và BaoVietBank.

Ngoài SCB trong Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 7/12/2020 thông qua lộ trình niêm yết cổ phiếu trên HoSE chậm nhất vào năm 2025, thì với 2 ngân hàng còn lại, kế hoạch lên sàn vẫn là dấu hỏi lớn.

Theo đánh giá của các chuyên gia, đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán được coi là bước tiến quan trọng giúp minh bạch hoá hoạt động, phát triển về mặt dài hạn của từng ngân hàng, giúp lành mạnh hoá hệ thống. Đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thời hạn cụ thể, cùng với đó là kỳ vọng, mong mỏi của các cổ đông khi cổ phiếu ngân hàng được niêm yết sẽ giúp tăng giá, tăng tính thanh khoản, giúp đa dạng hoá thị trường, nên các ngân hàng gần như không còn lý do gì để trì hoãn việc lên sàn.

Tuy nhiên, minh bạch lại là thách thức cho nhiều ngân hàng khi số lượng thông tin phải công bố khi lên sàn và mức độ tuân thủ thông tin cũng yêu cầu cao hơn. Vì vậy, quyết định lên sàn phụ thuộc rất nhiều vào nội tại của nhà băng.

Sợ công khai minh bạch thông tin?

Trong số 3 ngân hàng chưa chịu lên sàn, BaoVietBank là ngân hàng có tình hình tài chính công khai chậm trễ và nợ xấu đáng lo.

Cụ thể, kết thúc năm tài chính 2019, hoạt động cho vay của BaoVietBank ghi nhận mức 24.758 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 104 tỷ đồng, tương đương của năm 2018. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ được coi là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của BaoVietBank, đạt hơn 116 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2018.

Theo dữ liệu của Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA), tổng công suất thiết kế cấp nước đạt khoảng 10,6-10,9 triệu m3/ngày đêm, tỷ lệ người dân đô thị được cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 89-90%, tỷ lệ thất thoát nước sạch đạt khoảng 18-19%. Định hướng đến năm 2025, Việt Nam hướng đến mục tiêu tỷ lệ tiếp cận nước sạch được cung cấp tập trung ở khu đô thị là 100% với tiêu chuẩn tiêu thụ 120 lít/người/ngày. Đây là những cơ hội cũng như dư địa cho việc tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành cấp nước.

Cổ phiếu ngược chiều triển vọng

Thực tế, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, việc chọn lựa những cổ phiếu duy trì mức tăng trưởng ổn định, hay còn gọi là cổ phiếu phòng thủ, là lựa chọn tốt cho danh mục đầu tư. Cổ phiếu phòng thủ được nhắc đến nhiều là ngành cấp nước nhờ doanh thu ổn định, tỷ suất lợi nhuận gộp biên cao và cổ tức tiền mặt đều đặn.

Thậm chí, các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều năm qua cũng đã đổ nguồn lực đầu tư vào ngành nước Việt Nam do nhận thấy tiềm năng lớn từ mảng kinh doanh có tính độc quyền cao này.

Có thể kể đến như CTCP Đầu tư Việt Nam – Oman (VOI) – Liên doanh giữa Quỹ Dự trữ Quốc gia (SGRF) của Oman và Tổng công ty Quản lý vốn nhà nước (SCIC), đầu tư 19 triệu USD xây dựng Nhà máy nước Sông Hậu đi vào hoạt động vào cuối năm 2017; khởi động xây dựng Nhà máy nước mặt sông Đuống với tổng nguồn vốn đầu tư 225 triệu USD.

Một tên tuổi khác phải kể đến là Công ty Manila Water Asia Pacific (Philippines) thông qua việc mua cổ phần của CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn (mã: SII) để đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào ngành nước sạch Việt Nam.

Thế nhưng, đi ngược với tiềm năng và sự kỳ vọng, trên thị trường chứng khoán trong suốt hơn 1 năm qua, nhóm cổ phiếu ngành nước lại chưa thu hút được nhiều chú ý của dòng tiền.

Nếu loại trừ một số mã cổ phiếu được đánh giá là có cấu trúc tài chính an toàn, vốn hóa lớn và sinh lời tốt như CTCP Nước Thủ Dầu Một (mã: TDM), CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã: BWE) và CTCP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (mã: BWS) thì đa số cổ phiếu ngành này có diễn biến giá lình xình, bất chấp sự sôi động của thị trường chung.

Có thể kể đến như cổ phiếu DNN của CTCP Cấp nước Đà Nẵng suốt nhiều năm qua luôn có dư mua giá trần hàng trăm nghìn cổ phiếu nhưng không hề có khớp lệnh. Cổ phiếu THN của CTCP Cấp nước Thanh Hoá, TVW của CTCP Cấp nước Trà Vinh, STW của CTCP Cấp nước Sóc Trăng cũng ở tình trạng tương tự.

Các cổ phiếu cấp nước khác trên UPCoM tuy có giao dịch nhưng giá không biến động, thanh khoản kém.

Điển hình là cổ phiếu DNW của CTCP Cấp nước Đồng Nai dù kết quả kinh doanh ghi nhận tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận nhưng giá cổ phiếu này chỉ dao động quanh ngưỡng 21.000 – 24.000 đồng/cp từ đầu năm 2021 đến nay, với thanh khoản trung bình mỗi phiên vài chục nghìn đơn vị.

Vì đâu nên nỗi?

Không thể phủ nhận tiềm năng của ngành nước nước nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng, nhưng việc đa số cổ phiếu ngành này đều đang giao dịch trên UPCoM đã là một điểm trừ đối với các nhà đầu tư về tính thanh khoản.

Ngoài ra, một điểm hạn chế của lĩnh vực hạ tầng nước Việt Nam là với quy mô vốn đầu tư rất lớn, cộng với việc chỉ có một người mua là công ty cấp nước trực thuộc UBND tỉnh, lĩnh vực xử lý nước vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của lãnh đạo tỉnh mà thiếu đi một khung pháp lý và một lộ trình để đi đến tự do hóa. Do đó, đầu tư ngành nước là "cuộc chơi" của những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh.

Cách đây không lâu, ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Biwase đã khẳng định điều này khi nói rằng: “Đầu tư ngành nước phải có nguồn vốn lớn, dự trữ tài chính mạnh bởi xây dựng nhà máy nước 7, 8 năm đầu lỗ là chuyện bình thường. Trong thời gian kinh doanh lỗ, vẫn phải trả nợ, ngân hàng cho vay chỉ ưu đãi 1 đến 2 năm đầu. Nếu không có nguồn vốn tiếp tục bỏ vào nữa thì ngân hàng thanh lý hợp đồng ngay. Khi lập đề án, chúng tôi phải tính tới chuyện lâu dài, 10 năm đầu là không có lãi và phải tính 20 năm trở lên”.

Bên cạnh đó, cơ cấu sở hữu 51% trở lên của các công ty phân phối nước khiến hoạt động quản trị trở nên trì trệ, kém minh bạch và thiếu công bằng với các cổ đông thiểu số cũng khiến các nhà đầu tư trở nên e dè đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp này.

Theo số liệu của VWSA, tỷ lệ thất thoát nước của 94 thành viên hiệp hội trung bình lên đến 18%, thậm chí lên đến 22% tại TP. Hồ Chí Minh, cao gấp đôi mức trung bình (10 - 11%) tại các nước phát triển. Bên cạnh đó, chỉ tiêu hiệu quả hoạt động/1000 đầu nổi trung bình cũng ở mức khá thấp, lợi nhuận không tăng trưởng nhưng chi phí tăng đều, trích khen thưởng phúc lợi ở mức cao, cổ tức tiền mặt đều đặn nhưng chưa tương xứng, tất cả đều là hệ quả của cơ cấu cổ đông ít đối trọng.

Đặc biệt, nhiều công ty ngành cấp nước cổ phần hóa, IPO và niêm yết nhưng chỉ làm "lấy lệ" theo chủ trương Chính phủ, chưa thực sự minh bạch hóa thông tin. Các doanh nghiệp hay đặt kế hoạch đi lùi, không công bố thông tin đầy đủ, thậm chí còn có những giao dịch tài chính bất thường, phát hành ESOP, phát hành riêng lẻ cho những đơn vị "lạ", phân bổ vốn đáng ngờ.