DATC xử lý hiệu quả nợ xuất của nhiều “ông” lớn
Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước hiện nay là vấn đề được dư luận quan tâm, đẩy mạnh thực hiện. Tham gia vào tiến trình tái cơ cấu này, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam đã (DATC)đã thể hiện rõ vai trò, năng lực của mình khi xử lý hiệu quả nợ của nhiều doanh nghiệp lớn.
Theo các chuyên gia kinh tế, giải quyết tình trạng nợ xấu để nợ bớt xấu hoặc ra khỏi tình trạng nợ xấu nghĩa là phải tái cơ cấu doanh nghiệp (DN). Đây là quá trình đẩy lùi tình trạng mất khả năng thanh toán, thiết lập lại cấu trúc vốn vững mạnh, cải thiện dòng tiền, xác lập những đối tác chiến lược, những mối quan hệ lâu dài, là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của DN.
Do vậy, cần tập trung tái cấu trúc tài chính. Về bản chất, tài chính DN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của DN trong quá trình hoạt động. T
Tái cơ cấu tài chính DN giúp cho DN cơ cấu lại tỷ trọng vốn và nguồn vốn tối ưu, sắp xếp lại và tối ưu hóa các hoạt động tài chính nhằm tăng doanh thu, cắt giảm chi phí.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế, tái cơ cấu tài chính bao gồm cả việc tái cơ cấu nguồn tài chính (sắp xếp lại các khoản nợ, thay đổi tỷ trọng vốn chủ sở hữu và vốn vay), tái cơ cấu quá trình sử dụng các nguồn lực, cũng như các hệ thống, cơ chế, công cụ kiểm soát hoạt động tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính.
Việc tái cơ cấu tài chính cũng sẽ kéo theo tái cơ cấu trách nhiệm pháp lý liên quan để tạo ra môi trường tài chính có lợi nhất cho DN. Trên thực tế, tái cơ cấu nguồn tài chính và tái cơ cấu hoạt động sử dụng nguồn tài chính rất khăng khít với nhau bởi nguồn tài chính được huy động nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ cho các hoạt động của DN. Hai việc này phải được thực hiện song hành để đảm bảo lựa chọn nguồn lực nào tài trợ cho hoạt động được phù hợp nhất. Điều này đa được DATC làm khá tốt trong thời gian qua.
Điển hình về hiệu quả hoạt động của DATC bằng việc tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao liên quan đến tái cơ cấu nợ của hàng loạt ông lớn như: Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC); Tổng công ty hàng hải Việt Nam (CTCP Vinalines); Công ty cổ phần thực phẩm miền Bắc thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, Công ty Haprosimex…
Việc DATC xử lý thành công tái cơ cấu nợ của các DN lớn đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, từng bước phục hồi hoạt động của các DN này. Điển hình tại SBIC, ngoài việc tập trung triển khai công tác theo dõi, giám sát thanh lý nhượng bán tài sản bảo đảm, tài sản hình thành từ nguồn trái phiếu DATC, DATC còn phối hợp đôn đốc SBIC đẩy nhanh việc phân chia và quản lý nguồn thu từ xử lý tài sản theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính.
DATC cũng phối hợp với SBIC báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp thẩm quyền về những vướng mắc trong quá trình bán tài sản, phân chia nguồn thu từ bán tài sản; tích cực tham gia ý kiến các nội dung liên quan đến tái cơ cấu SBIC theo yêu cầu của Bộ Tài chính… Kết quả, luỹ kế thu hồi nợ của SBIC đạt 259 tỷ đồng.
Tương tự tại Vinalines, DATC tiếp tục triển khai đàm phán mua và xử lý các khoản nợ phải thu của các tổ chức tín dụng và các DN thành viên. Kết quả, năm 2019, doanh số mua nợ trong năm đạt 282,7 tỷ đồng, doanh thu 366 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2015 đến nay, tổng giá trị khoản nợ DATC đã mua từ các tổ chức tín dụng đạt 9.154 tỷ đồng.
Theo đánh giá, việc DATC hỗ trợ Vinalines và các DN thành viên xử lý nợ đã góp phần giúp các DN giảm áp lực trả nợ, cân đối dần về mặt tài chính, tiết giảm chi phí tài chính, dần nâng cao hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Công ty thực phẩm miền Bắc, DATC tiếp tục thực hiện phương án tái cơ cấu DN, đẩy nhanh các thủ tục để hoàn thành việc quyết toán và bàn giao từ DNNN sang công ty cổ phần.
Đại diện DATC cho biết, thông qua công tác mua nợ, chuyển đổi quyền chủ nợ từ các tổ chức tín dụng, trong năm 2019 DATC đã xử lý nợ, tái cơ cấu tài chính cho 8 DN đang lâm vào tình trạng thua lỗ, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
Sau khi xử lý tài chính, công ty đã chuyển nợ thành vốn góp đầu tư tại 1 doanh nghiệp. Việc tái cơ cấu DN, chuyển nợ thành vốn góp của DATC, DATC đã thực hiện đổi mới công tác quản trị, khôi phục sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực hoạt động của DN.
Cùng với đó, công tác quản lý vốn đầu tư tại các doanh nghiệp có vốn góp của công ty trong năm 2019 tiếp tục được đổi mới theo hướng tăng cường giám sát các hoạt động của DN, không ngừng nâng cao trách nhiệm của tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ đại diện vốn đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn.