Đề xuất mới xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến đóng góp váo Dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về xử lý tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém và xử lý nợ xấu.
Một trong những điểm đáng chú ý tại Dự thảo báo cáo này là việc NHNN đề xuất ban hành Luật hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu. Đồng thời để đảm bảo xử lý triệt để, toàn diện mọi vấn đề liên quan, NHNN đề xuất kết cấu của Luật sẽ bao gồm 03 phần.
Cụ thể, Phần 1 bao gồm các quy định về quy trình xử lý TCTD yếu kém, các biện pháp hỗ trợ phục hồi các TCTD yếu kém; Phần 2 bao gồm các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Phần 3 gồm các Điều khoản sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD 2010 có liên quan đến việc khắc phục tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của TCTD.
Liên quan đến quy định trình tự các bước để xử lý TCTD yếu kém, NHNN dự kiến gồm 9 bước như sau: Phát hiện TCTD yếu kém và xem xét đặt TCTD này vào kiểm soát đặc biệt; Đặt TCTD yếu kém vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; Ban Kiểm soát đặc biệt (BKSĐB) chỉ đạo TCTD thuê hoặc trực tiếp thuê tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá thực trạng tổng thể của TCTD được kiểm soát đặc biệt; NHNN (hoặc cấp có thẩm quyền...) lựa chọn phương án xử lý TCTD yếu kém (củng cố, phục hồi hoặc xử lý pháp nhân); BKSĐB chỉ đạo các TCTD được đặt vào kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố phục hồi (bao gồm cả phương án tăng vốn, thời hạn thực hiện phương án tăng vốn nếu có); BKSĐB chỉ đạo các TCTD được đặt vào kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án xử lý pháp nhân theo các biện pháp tự nguyện (sáp nhập, hợp nhất, bán, giải thể)...