Doanh nghiệp hàng không: Không thể "quay mặt" với nhau
(Tài chính) Chi phí nhiên liệu đắt đỏ, cơ sở hạ tầng hàng không dù đã có sự đầu tư lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển là những vướng mắc nổi cộm được đại diện các doanh nghiệp (DN) nêu ra tại hội nghị "Tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không Việt Nam" do Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) tổ chức tại Hà Nội ngày 19/3. Khẳng định cơ quan nhà nước sẽ luôn chủ động điều phối nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, song lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các đơn vị hàng không phải hỗ trợ nhau để cùng phát triển.
Chi phí nhiên liệu là gánh nặng
Theo Hiệp hội Các hãng hàng không Châu Á Thái Bình Dương, chi phí nhiên liệu chiếm tới 35,3% tổng chi phí của một hãng hàng không. Tuy nhiên, ở mỗi một hãng, tùy vào cách thức kinh doanh mà tỷ lệ chi phí có thể khác nhau nhưng về cơ bản, chi phí nguyên liệu xê dịch từ 35% đến 45%. Tiếp đó là chi phí cho máy bay (bao gồm chi phí đầu tư máy bay và chi phí bảo dưỡng) cũng chiếm một phần lớn, dao động từ 12% đến 20%.
Ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific cho rằng, chi phí nhiên liệu bay đang là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không. Trong năm 2014, giá nhiên liệu bay (Jet A1) bình quân 116 USD/thùng. Tổng chi phí nhiên liệu bay trong năm 2014 của Jetstar là 1.494 tỷ đồng, trong đó, thuế nhập khẩu nhiên liệu bay 79,4 tỷ đồng, chiếm 44% tổng chi phí khai thác.
Ba tháng đầu năm 2015, giá nhiên liệu bay giảm sâu so với năm 2014, hiện vào khoảng 70 USD/thùng. Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu lại tăng lên 25%. Trong tình hình khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc nộp thuế nhập khẩu nhiên liệu 25% là một gánh nặng tài chính đối với hãng hàng không. Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ Jetstar và các hãng hàng không, đề nghị Bộ GTVT, Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hàng không xuống còn 7%.
Cũng liên quan đến thuế phí, một số ý kiến kiến nghị: Hiện Bộ Tài chính đã có chủ trương tăng thuế môi trường từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít. Các hãng hàng không hoàn toàn ủng hộ chính sách này. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro cũng như hỗ trợ các hãng trong giai đoạn khó khăn, đề nghị Bộ GTVT, Bộ Tài chính cho phép hãng hàng không đưa thuế môi trường này vào cơ cấu giá vé.
Hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu
Không hãng nào muốn chậm chuyến, hủy chuyến bởi vừa gây thiệt hại cho DN, vừa ảnh hưởng cho hành khách. Nhưng việc chậm chuyến, hủy chuyến nhiều thời gian qua có yếu tố từ hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu là quan điểm được nhiều đại biểu nhấn mạnh.
Theo ông Dương Trí Thành - Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, Vietnam Airlines và Jetstar đang khai thác thị trường khách nội địa chiếm 65%, Vietjet Air chiếm 35%. Gần đây là hãng hàng không Hải Âu hoạt động trong lĩnh vực khai thác dịch vụ du lịch. Mật độ bay tăng nhanh, năng lực điều hành quản lý an toàn bay cũng tăng nhưng hạ tầng tăng không kịp dẫn tới ách tắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới chậm hủy chuyến.
Hãng hàng không bao giờ cũng mong muốn đến đúng giờ nhưng do vấn đề thời tiết, không lưu… và quan hệ với các đơn vị cung ứng dịch vụ đồng bộ từ mặt đất, kỹ thuật, xăng dầu, suất ăn đã trở thành vấn đề căng thẳng. Vừa qua, hạ tầng các sân bay đã có cuộc "cách mạng" với việc xây dựng nhà ga T2 và mở rộng sảnh E - nhà ga T1 Nội Bài, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng nhưng việc chuyển giao, kết nối giữa các nhà ga vẫn còn rất khó khăn… Bên cạnh đó, hệ thống check-in, kiểm soát ra máy bay cũng còn nhiều vướng mắc, dễ gặp sự cố khi bị dồn chuyến hoặc vào mùa cao điểm…
Ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air cho biết, là hãng sinh sau đẻ muộn nên Vietjet đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, Vietjet là hãng hàng không duy nhất mà toàn bộ dịch vụ cung ứng tại sân bay và các cảng hàng không đều không do hãng cung cấp. Chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng của hãng tại các cảng hàng không phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp giữa các bên, từ khâu làm thủ tục cho hành khách, tiếp nhận hành lý, dịch vụ sân đỗ, trả hành lý trên băng chuyền… Để nâng cao chất lượng dịch vụ, đại diện Vietjet đề nghị các công ty dịch vụ mặt đất tạo điều kiện cho Vietjet cùng tham gia trong khâu tuyển chọn những nhân viên phục vụ cho chuyến bay của VietJet, đồng thời phát động chương trình khen thưởng, khích lệ trực tiếp nhân viên phục vụ tốt cũng như có quyền được đề nghị kỷ luật thay thế nhân viên nếu có vi phạm về tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các đơn vị hàng không không thể quay mặt mà phải hỗ trợ nhau. Vừa qua, các cảng hàng không đã được đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt về bộ phận thủ tục và soi chiếu an ninh. Bộ đề nghị các DN chủ động khai thác tối đa hạ tầng, đồng thời có những phương án khắc phục những bất cập về nhân lực, quy trình, quy chuẩn khai thác. Đối với vướng mắc, kiến nghị về cơ chế, chính sách, Bộ GTVT sẽ tiếp thu để hoàn thiện các văn bản pháp quy.
Theo Hiệp hội Các hãng hàng không Châu Á Thái Bình Dương, chi phí nhiên liệu chiếm tới 35,3% tổng chi phí của một hãng hàng không. Tuy nhiên, ở mỗi một hãng, tùy vào cách thức kinh doanh mà tỷ lệ chi phí có thể khác nhau nhưng về cơ bản, chi phí nguyên liệu xê dịch từ 35% đến 45%. Tiếp đó là chi phí cho máy bay (bao gồm chi phí đầu tư máy bay và chi phí bảo dưỡng) cũng chiếm một phần lớn, dao động từ 12% đến 20%.
Ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific cho rằng, chi phí nhiên liệu bay đang là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không. Trong năm 2014, giá nhiên liệu bay (Jet A1) bình quân 116 USD/thùng. Tổng chi phí nhiên liệu bay trong năm 2014 của Jetstar là 1.494 tỷ đồng, trong đó, thuế nhập khẩu nhiên liệu bay 79,4 tỷ đồng, chiếm 44% tổng chi phí khai thác.
Ba tháng đầu năm 2015, giá nhiên liệu bay giảm sâu so với năm 2014, hiện vào khoảng 70 USD/thùng. Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu lại tăng lên 25%. Trong tình hình khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc nộp thuế nhập khẩu nhiên liệu 25% là một gánh nặng tài chính đối với hãng hàng không. Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ Jetstar và các hãng hàng không, đề nghị Bộ GTVT, Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hàng không xuống còn 7%.
Cũng liên quan đến thuế phí, một số ý kiến kiến nghị: Hiện Bộ Tài chính đã có chủ trương tăng thuế môi trường từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít. Các hãng hàng không hoàn toàn ủng hộ chính sách này. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro cũng như hỗ trợ các hãng trong giai đoạn khó khăn, đề nghị Bộ GTVT, Bộ Tài chính cho phép hãng hàng không đưa thuế môi trường này vào cơ cấu giá vé.
Hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu
Không hãng nào muốn chậm chuyến, hủy chuyến bởi vừa gây thiệt hại cho DN, vừa ảnh hưởng cho hành khách. Nhưng việc chậm chuyến, hủy chuyến nhiều thời gian qua có yếu tố từ hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu là quan điểm được nhiều đại biểu nhấn mạnh.
Theo ông Dương Trí Thành - Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, Vietnam Airlines và Jetstar đang khai thác thị trường khách nội địa chiếm 65%, Vietjet Air chiếm 35%. Gần đây là hãng hàng không Hải Âu hoạt động trong lĩnh vực khai thác dịch vụ du lịch. Mật độ bay tăng nhanh, năng lực điều hành quản lý an toàn bay cũng tăng nhưng hạ tầng tăng không kịp dẫn tới ách tắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới chậm hủy chuyến.
Hãng hàng không bao giờ cũng mong muốn đến đúng giờ nhưng do vấn đề thời tiết, không lưu… và quan hệ với các đơn vị cung ứng dịch vụ đồng bộ từ mặt đất, kỹ thuật, xăng dầu, suất ăn đã trở thành vấn đề căng thẳng. Vừa qua, hạ tầng các sân bay đã có cuộc "cách mạng" với việc xây dựng nhà ga T2 và mở rộng sảnh E - nhà ga T1 Nội Bài, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng nhưng việc chuyển giao, kết nối giữa các nhà ga vẫn còn rất khó khăn… Bên cạnh đó, hệ thống check-in, kiểm soát ra máy bay cũng còn nhiều vướng mắc, dễ gặp sự cố khi bị dồn chuyến hoặc vào mùa cao điểm…
Ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air cho biết, là hãng sinh sau đẻ muộn nên Vietjet đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, Vietjet là hãng hàng không duy nhất mà toàn bộ dịch vụ cung ứng tại sân bay và các cảng hàng không đều không do hãng cung cấp. Chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng của hãng tại các cảng hàng không phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp giữa các bên, từ khâu làm thủ tục cho hành khách, tiếp nhận hành lý, dịch vụ sân đỗ, trả hành lý trên băng chuyền… Để nâng cao chất lượng dịch vụ, đại diện Vietjet đề nghị các công ty dịch vụ mặt đất tạo điều kiện cho Vietjet cùng tham gia trong khâu tuyển chọn những nhân viên phục vụ cho chuyến bay của VietJet, đồng thời phát động chương trình khen thưởng, khích lệ trực tiếp nhân viên phục vụ tốt cũng như có quyền được đề nghị kỷ luật thay thế nhân viên nếu có vi phạm về tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các đơn vị hàng không không thể quay mặt mà phải hỗ trợ nhau. Vừa qua, các cảng hàng không đã được đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt về bộ phận thủ tục và soi chiếu an ninh. Bộ đề nghị các DN chủ động khai thác tối đa hạ tầng, đồng thời có những phương án khắc phục những bất cập về nhân lực, quy trình, quy chuẩn khai thác. Đối với vướng mắc, kiến nghị về cơ chế, chính sách, Bộ GTVT sẽ tiếp thu để hoàn thiện các văn bản pháp quy.