Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98,1%

PV.

Thông tin vừa được Tổng cục Thống kê đứa ra qua kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Theo đó, năm 2017, cả nước có gần 517.900 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 51,6% so với năm 2012, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98,1%,

Năm 2017, cả nước có 507.860 DNNVV, tăng 52,1% (tương đương 174.000 DN) so với thời điểm 01/01/2012, chiếm 98,1% tổng số DN cả nước.
Năm 2017, cả nước có 507.860 DNNVV, tăng 52,1% (tương đương 174.000 DN) so với thời điểm 01/01/2012, chiếm 98,1% tổng số DN cả nước.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2017, trong tổng cố 517.900 doanh nghiệp (DN) đăng ký, số DN đang hoạt động, có doanh thu, nộp thuế vào ngân sách nhà nước là 505.000 DN. Số DN còn lại là mới đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dù số lượng DN tăng nhưng chỉ có 10.100 DN lớn, chiếm tỷ lệ khiêm tốn 1,9%. Số DNNVV chiếm tới 98,1%, trong đó, DN vừa có gần 8,5 nghìn DN, tăng 23,6% so với thời điểm 1/1/2012; DN nhỏ là 114,1 nghìn và DN siêu nhỏ là 385,3 nghìn. Bình quân năm giai đoạn 2012- 2017, số DNVVN tăng 8,8% cao hơn mức tăng bình quân của DN lớn là 5,4%.

Trong khi đó, số lượng DN nhà nước giảm 18,4% và lao động giảm tới 23,1% so với thời điểm 1/1/2012. Bình quân giai đoạn 2012- 2017 mỗi năm giảm 4% về số DN và 5,1% về số lao động. Điều này cho thấy, chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại các DNNN đã có tiến triển.

Như vậy, số DNNVV là 507.860 DN, tăng 52,1% (tương đương 174.000 DN) so với thời điểm 01/01/2012, chiếm 98,1%. Trong đó, DN vừa có gần 8.500 DN, tăng 23,6% (tương đương gần 1.600 DN), chiếm 1,6%; DN nhỏ là 114.100 DN, chiếm 22,0%, tăng 21,2% (tương đương gần 20 nghìn DN) và DN siêu nhỏ là 385.300 DN, chiếm cao nhất với 74,4%, tăng 65,5% (tương đương 152.000 DN).

Kết quản điều tra cũng cho thấy, có 216.200 DN, chiếm tới 41,7% tổng số DN của cả nước tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam bộ. Trong đó, tập trung nhiều nhất là ở TP. Hồ Chí Minh với 172.600 DN, chiếm tới 33,3% tổng số DN của cả nước.

Khu vực Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2, có 161.100 DN, chiếm 31,1% trong tổng số DN của cả nước. Vùng Tây Nguyên có ít DN nhất, khoảng 13.300 DN, chiếm khoảng 2,6%.

Mặc dù, tăng nhanh về số lượng, nhưng số lao động của DNNVV lại tăng thấp. Bình quân năm giai đoạn 2012-2017, số DNVVN tăng 8,8% cao hơn mức tăng bình quân của DN lớn là 5,3%.

Lao động trong các DN lớn tăng nhanh hơn so với các DNVVN, số lao động hiện đang làm việc trong các DN lớn tăng 33,8%, trong khi lao động trong các DNVVN chỉ tăng 22,1% so với thời điểm 1/1/2012. Bình quân năm giai đoạn 2012-2017 lao động trong DN lớn tăng 6% và DNVVN chỉ tăng 4,1%.

Theo nhận xét của ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nếu xét về quy mô lao động, xu hướng doanh nghiệp nhỏ đi cũng thể hiện nét đặc trưng của Việt Nam, như phù hợp với chuyến biến về khoa học ứng dụng công nghệ, đặc biệt là Cách mạng công nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay.