Đông Nam Á mở ra kỷ nguyên vàng của lĩnh vực thanh toán?
Lĩnh vực thanh toán đang trải qua quá trình thay đổi lớn trên toàn cầu, trong đó, Đông Nam Á nổi lên như một bên tham gia quan trọng trong việc thúc đẩy và áp dụng đổi mới không gian Fintech. Lĩnh vực này đang phát triển với tốc độ chưa từng có, với một tiềm năng “khổng lồ” ở các cấp độ của hệ sinh thái.
Lĩnh vực thanh toán là phân khúc thu hút nhiều sự quan tâm và tài trợ tốt nhất trong Fintech, không chỉ ở Đông Nam Á mà còn trên toàn cầu.
Chỉ riêng trong năm 2021, các công ty khởi nghiệp thanh toán đã huy động được 32 tỷ USD, với 52 công ty khởi nghiệp thanh toán mở khóa trạng thái “kỳ lân” trong cùng 1 năm – cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành này trong khi các lĩnh vực khác đang thụt lùi.
Có vẻ như thanh toán kỹ thuật số đã đạt “đỉnh” trong chu kỳ tăng trưởng ở Đông Nam Á. “Kỷ nguyên vàng” của thanh toán có thực sự xảy ra trong khu vực?
Những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thanh toán và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã thảo luận về việc hoạt động thanh toán kỹ thuật số ở Đông Nam Á sẵn sàng chiếm vị trí trung tâm và thay đổi cách nhìn về lĩnh vực thanh toán hiện nay.
Đông Nam Á là tâm điểm đổi mới trong lĩnh vực thanh toán
Tổng giá trị giao dịch thanh toán kỹ thuật số (GTV) ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ vượt quá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đông Nam Á đi đầu trong việc thúc đẩy sử dụng các phương thức thanh toán sáng tạo khác nhau, bao gồm khả năng thanh toán tức thời dựa trên mã QR và ví điện tử di động.
Ông Alain Yee, người đứng đầu ShopeePay Malaysia nhận xét: “Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển ví di động nhanh nhất trên thế giới”. Trong đó, người tiêu dùng và người bán là một phần phụ thuộc lẫn nhau của hệ sinh thái, thúc đẩy tăng trưởng khu vực và mối quan hệ đó được củng cố kể từ năm 2020.
Theo Alain, số lượng người tiêu dùng sử dụng ví điện tử đã tăng 45% so với thời điểm trước COVID và “giá trị giao dịch dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025, vì vậy điều này rất đáng khích lệ”.
Sự phát triển liên tục về hành trình kỹ thuật số của khách hàng
Khu vực Đông Nam Á mang đến nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và thanh toán khi tìm cách hiện đại hóa hệ sinh thái thanh toán để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Gần đây, Công ty công nghệ thanh toán Nuvei (Canada) đã thành lập cửa hàng tại Singapore và Hồng Kông với mục tiêu giải quyết những nhu cầu cấp thiết ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nuvei cũng vừa mở văn phòng đầu tiên tại Úc để tiếp tục mở rộng quy mô này.
Ông Praful Morar, chuyên gia của Nuvei cho biết: Thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung hỗ trợ khách hàng theo múi giờ địa phương là cam kết của công ty trong việc phát triển ở Đông Nam Á.
Ông giải thích: “Chúng tôi bản địa hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa các khoản thanh toán cụ thể và cung cấp toàn bộ bộ công cụ thanh toán. Ngoài thẻ, chúng tôi còn có hơn 586 phương thức thanh toán thay thế mà người bán có thể cung cấp chỉ với một lần tích hợp”.
Sự phổ biến ngày càng tăng của ngành thương mại điện tử trong thế hệ kỹ thuật số ở châu Á là chất xúc tác quan trọng của cuộc cách mạng thanh toán kỹ thuật số. Tại Đông Nam Á, các giao dịch thương mại điện tử đã chứng kiến mức tăng trưởng cao ở mức 2 con số trong 3 năm qua, nhờ sự bùng nổ của không gian thanh toán kỹ thuật số.
Bà Hiroko Michishita, Giám đốc điều hành của JCB International Asia Pacific Pte. Ltd., cho biết, công ty thẻ tín dụng đa quốc gia Nhật Bản đã quan sát thấy “sự phát triển liên tục trong hành trình kỹ thuật số của khách hàng”.
Theo bà Michishita, thanh toán đa kênh và gần đây là BNPL (mua ngay, trả sau), thẻ ảo và dịch vụ thẻ là những xu hướng quan trọng trên thị trường.
Các giao dịch kỹ thuật số thương mại điện tử đã chứng kiến mức tăng trưởng cao ở mức 2 con số trong thị phần của tổng số giao dịch thẻ trong 3 năm qua. Điều này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng trong không gian thanh toán kỹ thuật số và cơ sở thẻ ngày càng mở rộng của JCB trong khu vực ASEAN.
Không gian thanh toán xuyên biên giới là tiên phong tại Đông Nam Á
Không gian thanh toán xuyên biên giới cũng là một lĩnh vực có sự đổi mới đang phát triển mạnh trong khu vực. Các ngân hàng trung ương ở ASEAN đang khám phá các cách để thực hiện thanh toán xuyên biên giới hiệu quả hơn, minh bạch hơn và rẻ hơn.
Từ các phương thức thanh toán truyền thống đến các giải pháp dựa trên công nghệ sổ cái phân tán (DLT), khu vực này đang tìm cách cải thiện các khoản thanh toán xuyên biên giới.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) là tổ chức thuộc sở hữu của 63 ngân hàng trung ương trên khắp thế giới và là trung tâm của các thử nghiệm này, cụ thể là dự án Nexus và dự án Dunbar.
“Dự án Nexus tập trung vào việc liên kết các hệ thống thanh toán tức thời, do đó tập trung vào bán lẻ và mang tính ngắn hạn hơn khi xét về mặt thời gian hoặc tác động tiềm ẩn có thể gây ra trong vòng 2 đến 5 năm tới”, ông Andrew McCormack, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo BIS tại Singapore, cho biết.
Còn dự án Nexus lấy cảm hứng từ PayNow, mạng thanh toán song phương giữa Thái Lan và Singapore ra mắt vào năm 2021. Trong đó, hai hoặc nhiều hệ thống thanh toán liên kết với nhau sẽ trao đổi để giải quyết danh tính và khoản thanh toán của khách hàng trên các nền tảng khác nhau.
Trong khi đó, dự án Dunbar do Trung tâm Đổi mới BIS dẫn đầu, hợp tác với Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM), Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) và Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB) để thiết kế và phát triển nền tảng kết nối đa CBDC.
“Dự án Dunbar tập trung vào tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) và tập trung ở cấp độ bán buôn chứ không phải cấp độ bán lẻ. Đó là một tầm nhìn chiến lược trung và dài hạn hơn”.
BIS là công cụ giúp các ngân hàng trung ương tập hợp và tạo ra khuôn khổ để bắt đầu khám phá các đổi mới về thanh toán xuyên biên giới như CBDC, trong khi các quốc gia Đông Nam Á như Singapore và Thái Lan đã đóng vai trò là những nghiên cứu hiệu quả điển hình về cách thức hoạt động của các hệ thống thanh toán song phương được liên kết với nhau.
Do đó, lĩnh vực thanh toán đang trở thành tâm điểm của những đổi mới trong thập kỷ này đối với doanh nhân và chuyên gia thanh toán. Không có khu vực nào thú vị hơn Đông Nam Á, nơi ngành thanh toán kỹ thuật số đang phát triển với tốc độ cấp số nhân.