Dòng tiền F0 đổ vào thị trường sẽ còn lớn

(*) Trích ý kiến của ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao CTCK KIS Việt Nam trong bài "Tâm điểm chứng khoán: Kịch bản sau cú nổ lịch sử thanh khoản và điểm số"/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Thị trường lập đỉnh là cách thị trường nói chung và nhà đầu tư nói riêng phản ứng tích cực theo những gì họ đang cảm nhận, thấy được, nghe được.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cụ thể, thứ nhất là thông tin về gói kích cầu đổ vào nền kinh tế của các bộ ngành đề xuất. Đây được thông tin là một gói lớn nhất chưa từng có trong tiền lệ, dĩ nhiên trong bối cảnh dịch bệnh nhưng với gói này sẽ thúc đẩy nền kinh tế, giúp doanh nghiệp một phần phục hồi. Đây là yếu tố khiến tâm lý nhà đầu tư phấn khích, yên tâm, đặt niềm tin vào tương lai.

Xa hơn, Mỹ vừa thông qua một gói kích cầu 1.200 tỷ USD hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp nước này. Đây là yếu tố ngoại vi nhưng cũng mang tâm lý tích cực cho nhà đầu tư trong nước. Vì với lượng tiền này bơm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân Mỹ nhưng rõ ràng, đồng tiền đó bằng cách này cách khác cũng chảy vào thị trường tài chính, những nước như chúng ta cũng hưởng lợi gián tiếp. Mỹ là một thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, khi kinh tế Mỹ phục hồi tạo dựng niềm tin với nhà đầu tư Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng vào Mỹ.

Hai cơ sở lớn trên giúp nhà đầu tư mạnh dạn giải ngân vào thị trường, đẩy thanh khoản tăng cao lên mức kỷ lục.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như đầu tư công, tình hình kiểm soát dịch bệnh, thông tin dự kiến mở đường bay thương mại quốc tế…

Thống kê cho thấy, tiền mặt nằm chờ ở các CTCK tương đương khoảng 90.000 tỷ đồng, chưa kể tiền CTCK tăng vốn, huy động thêm từ tập đoàn mẹ ở công ty có vốn nước ngoài hoặc các công ty trong nước phát hành trái phiếu để huy động thêm để bổ sung cho vay margin. Tổng lượng tiền đổ vào thị trường có thể dao động 100.000 tới 150.000 tỷ đồng. Với dòng tiền mạnh như vậy. Khối ngoại cũng bắt đầu quay lại mua ròng, tuần rồi những phiên chuyển sang mua ròng.

Vừa thông tin tích cực, tâm lý phẩn khởi, dòng tiền thật từ trong nước và NĐTNN tăng lên đã giúp VN-Index chinh phục đỉnh cao mới, thanh khoản tăng lên cao là hợp lý.

Về F0, chắc chắn dòng tiền đổ vào thị trường sẽ còn lớn. Như đã đề cập, thống kê sơ bộ có khoảng 90.000 tỷ đồng tiền mặt đang nằm sẵn trong các CTCK. Với lượng mở mới tiếp tục trong những tháng cuối năm thì lượng tiền đổ vào thị trường sẽ khoảng vài chục nghìn tỷ đồng. Với dòng tiền hoàn toàn mới và tích cực là điều tốt cho thị trường, cho những nhà đầu tư đang tham gia trên thị trường.

Về gói kích thích kinh tế, nói một cách chuyên sâu gói này sẽ hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp rất nhiều. Việc của Chính phủ không phải tung gói gì làm cho thị trường chứng khoán tăng hay giảm mà kỳ vọng Chính phủ tung gói kích cầu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân, cuối cùng là hỗ trợ nền kinh tế. Cho nên thông tin về việc Chính phủ cân nhắc con số 800.000 tỷ hay con số nào khác thì cũng là tốt, còn hơn là không có.

Thông tin quy mô gói này nếu không được ở mức 800.000 tỷ thì giảm nhiệt, giảm tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư, vì họ có thể hơi hụt hẫng, có thể gây ra phản ứng tiêu cực nhẹ, họ khựng lại nhưng không là yếu tố làm cho thị trường chao đảo hay sụp đổ. Tôi nghĩ mang yếu tố tâm lý ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn sẽ tiếp tục, họ sẽ nhìn cụ thể vào doanh nghiệp, kết quả kinh doanh sau khi giãn cách, giao thương có phục hồi không, nếu có thì họ vẫn đầu tư trong giai đoạn sắp tới.

Nếu nói về thị trường cuối năm, tôi cho rằng là tích cực. Vì quý 4, thị trường khởi động, giao thương, sản xuất kinh doanh phục hồi thì kết quả kinh doanh quý 4 tốt hơn giai đoạn vừa rồi, đủ cơ sở cho nhà đầu tư mạnh tay giải ngân. Với đà chạy như vậy, bước qua 2022 họ có niềm tin tốt hơn. Tôi nghĩ cuối năm vẫn tốt.

Ở nhóm ngành hấp dẫn cấp 1, thứ nhất là ngành thép, gói kích cầu và đầu tư công sẽ đổ vào nguyên vật liệu xây dựng. Đầu tư công là điện đường trường trạm, cảng (biển, hàng không)… đều cần sắt thép. Và sau giãn cách thì ngành bất động sản bắt đầu trở lại, cần vật liệu để xây dựng.  

Thứ hai là ngành chứng khoán, trong suốt 2 năm qua thanh khoản thị trường ngày càng tăng, đã có phiên lên tới hơn 2 tỷ USD. Các công ty chứng khoán theo đó hưởng lợi về doanh thu phí, lãi margin… biên lợi nhuận sẽ lớn.

Thứ ba là ngành bất động sản khu công nghiệp. Nguyên năm 2021 dù nói nhiều về lót ổ đón “đại bàng” nhưng thực tế “đại bàng” chưa bay qua được. Nếu đầu tháng 12 mở lại đường bay thương mại quốc tế, nếu không cần cách ly thì nhiều “đại bàng, chim ó, chim én” sẽ qua. Những dự kiến kế hoạch doanh thu, lợi nhuận của các công ty bất động sản khu công nghiệp cho thuê sẽ thực sự hiện thực hóa được. Có thể từ trước giờ họ email, đặc cọc giữ chỗ nhưng chưa giải ngân tiền nhiều vì chưa qua được để xem thực tế. Nên nếu thời gian tới họ qua được thì tiền đổ về nhiều, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi lớn.

Thứ tư có thể là ngành bất động sản dân dụng. Qua quá trình không đầu tư đâu được, bị đè nén. Văn hóa Việt Nam đầu tư nhà đất vẫn là hấp dẫn. Ngành bất động sản dân dụng sẽ thu hút vì thời gian qua bị đè nén nhiều. Bây giờ có lại thì sẽ phục hồi. Đặc biệt là những công ty đàng hoàng, làm ăn nghiêm túc. Tôi tin ngành này sẽ hồi phục.

Những ngành hấp dẫn cấp 2 là ngân hàng. Nguyên năm 2020 ngành này hưởng lợi, bùng nổ. Qua thời bùng nổ thì phải giảm nhiệt. Qua thời giãn cách sinh ra tình hình nợ xấu, đặc biệt khách lớn là bất động sản. Vấn đề nợ xấu đến từ bất động sản thực tế là có, biên lợi nhuận ngân hàng không còn hấp dẫn như trước, không còn là cổ phiếu hot ở dòng cấp 1 nêu trên. Nhưng với nền kinh tế hồi phục, mọi thứ trở lại bình thường thì ngành ngân hàng vẫn phát huy vai trò, thế mạnh của mình nên tôi cho là vẫn là cổ phiếu đáng quan tâm.

Dòng cấp 2 còn có dầu khí, vì các vấn đề địa chính trị, tranh chấp các quốc gia có mỏ dầu khí, giữ hoặc đẩy giá dầu tăng tiếp nhứng không quá rõ ràng, kéo dài.

Ngành nữa là may mặc. Khi nền kinh tế toàn thế giới hồi phục, dịch được kiểm soát, giao thương mở lại thì người ta mua sắm trang phục, dĩ nhiên không bùng nổ như trước.