Dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2018 sẽ tăng trưởng chậm lại do tái cơ cấu
Ngày 9/1, Ngân hàng Thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 sẽ tăng và đạt mức 3,1% tiếp tục thời kỳ tăng trưởng cao hơn dự đoán trong năm 2017. Riêng khu vực Đông Á Thái Bình Dương tăng trưởng sẽ giảm, từ mức 6,4% năm 2017 xuống còn 6,2% năm 2018.
Cụ thể, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầunăm 2018 sẽ tăng và đạt mức 3,1% tiếp tục thời kỳ tăng trưởng cao hơn dự đoán trong năm 2017nhờ đầu tư, công nghiệp chế tạo và thương mại đều hồi phục và do các nền kinh tế xuất khẩunguyên vật liệu được hưởng lợi từ xu thế tăng giá các loại mặt hàng này.
Tuy vậy nhiều chuyên gia cho rằng đây chỉ là xu thế tăng tốc ngắn hạn. Về lâu dài, tăng trưởng tiềm năng được tính bằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong trường hợp lao động và vốn được sửdụng hoàn toàn chậm lại sẽ đe dọa tiềm năng cải thiện mức sống và công cuộc giảm nghèo trên thế giới, theo cảnh báo nêu trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới mang tên Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu tháng 1/2018.
Tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống mức 2,2% trong năm 2018 docác ngân hàng trung ương sẽ giảm dần các biện pháp kích cầu sau khủng hoảng và xu thế tăngtrưởng đầu tư bị chậm lại. Tăng trưởng tại thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển dự báo sẽ đạt 4,5% nhờ tăng trưởng tại các nước xuất khẩu nguyên vật liệu.
“Xu thế tăng trưởng rộng khắp trên toàn cầu là tín hiệu rất đáng mừng nhưng hiện nay chưa phải làlúc tự mãn”, ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới nói. “Đây là cơ hội đầu tư lớn vàonguồn vốn con người và cơ sở vật chất. Nếu các nhà hoạch định chính sách trên thế giới tập trungvào các lĩnh vực trọng yếu thì họ có thể giúp đất nước mình nâng cao năng suất, tạo thêm việc làm vàhoàn thành sớm mục tiêu xóa bỏ nghèo cùng cực và chia sẻ thịnh vượng.”
Chắc chắn năm 2018 sẽ là năm đầu tiên nền kinh tế thế giới hoạt động hết hoặc gần hết công suất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Dự kiến các hiện tượng trì trệ trong nền kinh tế sẽ không còn nữa nên các nhà hoạch định chính sách cần có tầm nhìn xa hơn việc đơn thuần sử dụng các công cụ tiền tệ và tài khóa vốn chỉ thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn. Thay vào đó họ cần xem xét các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng tiềm năng dài hạn.
Tình trạng suy giảm tăng trưởng tiềm năng là kết quả của nhiều năm suy giảm tăng trưởng năng suất, suy giảm đầu tư, và sự già hóa lực lượng lao động toàn cầu. Hiện tượng suy giảm tốc độ tăng trưởng diễn ra trên diện rộng, tác động tới các nền kinh tế chiếm tổng cộng 65% GDP toàn cầu. Nếu không tiếp thêm sinh khí cho tăng trưởng tiềm năng thì xu thế suy giảm có thể sẽ kéo dàI tới tận thập kỷ tiếp theo, làm cho mức tăng trưởng toàn cầu bị sụt giảm ¼ điểm phần trăm và mức tăng trưởng thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sụt giảm ½ điểm phần trăm trong cùng kỳ.
“Kết quả phân tích các nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng tiềm năng cho thấy chúng ta không cần lo ngại quá đáng về vấn đề này,” ông Shantayanan Devarajan, Giám đốc Cao cấp về Kinh tế Phát triển nói. “Nếu thực hiện cải cách nâng cao chất lượng giáo dục và y tế, cải thiện dịch vụ hạ tầng thì ta có thể nâng cao đáng kể tiềm năng phát triển, nhất là tại thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Nhưng một số biện pháp cải cách sẽ bị chống đối bởi các thế lực chính trị hùng mạnh. Chính vì vậy nên rất cần phải công bố thông tin về lợi ích phát triển đối với họ một cách minh bạch và công khai tới quảng đại quần chúng.”
Rủi ro vẫn thiên về hướng tiêu cực. Nếu điều kiện tài chính toàn cầu đột nhiên thắt chặt thì sẽ bóp chết tăng trưởng. Leo thang bảo hộ thương mại, gia tăng căng thẳng địa chính trị cũng sẽ kìm hãm niềm tin và tăng trưởng kinh tế. Nhưng ngược lại, một số nền kinh tế lớn vẫn có thể tăng trưởng mạnh hơn dự đoán và yếu tố đó sẽ kéo theo tăng trưởng toàn cầu.
“Hiện nay tỉ lệ thất nghiệp đang quay trở lại mức trước khủng hoảng và viễn cảnh tại các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển cũng sáng sủa hơn nên các nhà hoạch định chính sách cần xem xét các cách tiếp cận mới nhằm duy trì đà tăng trưởng”, ông Ayhan Kose, Giám đốc viễn cảnh Kinh tế Phát triển của Ngân hàng Thế giới nói. “Cụ thể, đổi mới nhằm nâng cao năng suất ngày càng trở nên cấp thiết hơn do hiện tượng già hóa dân số đang buộc ta phải làm như vây.”
Ngoài nghiên cứu tình hình phát triển trên toàn cầu và cấp khu vực ra, báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Thế giới tháng 1/2018 còn xem xét chi tiết hơn viễn cảnh phát triển tại 6 khu vực trên thế giới; nghiên cứu các bài học rút ra từ khủng hoảng giá dầu giai đoạn 2014-2016; và mối quan hệ giữa một bên là trình độ giáo dục và tay nghề cao và bên kia là mức độ bất bình đẳng thấp tại thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Riêng khu vực Đông Á Thái Bình Dương, WB dự kiến mức tăng trưởng khu vực sẽ giảm xuống còn 6,2% từ mức 6,4% trong năm 2017. Tốc độ tăng trưởng tại Trung Quốc sẽ chậm lại do tái cơ cấu và kéo chậm lại phần nào mức tăng theo chu kỳ tại các nước còn lại trong khu vực. Các rủi ro trở nên cân bằng hơn. Tăngtrưởng mạnh hơn dự kiến tại các nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo tăng trưởng mạnh hơn dự kiếntoàn khu vực.
Các rủi ro tiêu cực bao gồm: gia tăng căng thẳng địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ toàncầu leo thang, điều kiện tài chính toàn cầu đột nhiên thắt chặt, và suy giảm mạnh hơn dự kiến tại cácnền kinh tế chủ chốt, trong đó có Trung Quốc. Dự kiến nền kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tăng trưởngxuống còn 6,4% trong năm 2018 so với mức 6,8% trong năm 2018. In-đô- nê-xi- a sẽ tăng trưởng5,3% trong năm 2018, cao hơn mức 5,1% trong năm 2017.