BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM – VÌ AN SINH XÃ HỘI

Xem xét mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Xem xét mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất phương án của Chính phủ trình Quốc hội xem xét mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần.
Linh hoạt nhiều hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội

Linh hoạt nhiều hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội

Nhằm tạo thuận lợi nhất cho người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), ngành BHXH Việt Nam triển khai song song các hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH. Theo đó, người hưởng hoàn toàn có thể tự lựa chọn hình thức nhận chế độ BHXH phù hợp nhất và tối ưu nhất đối với bản thân.
Xem xét, tính toán kỹ phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Xem xét, tính toán kỹ phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Sau phần tham gia ý kiến của các đại biểu Quốc hội, vào cuối giờ chiều 27/5, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại nghị trường về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Đồng thời, Bộ trưởng cho biết, cần xem xét, tính toán kỹ ưu, nhược điểm của hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần đề xuất tại dự thảo Luật.
Đảm bảo kịp thời quyền lợi BHXH, BHYT cho đối tượng thụ hưởng trong mọi trường hợp

Đảm bảo kịp thời quyền lợi BHXH, BHYT cho đối tượng thụ hưởng trong mọi trường hợp

Với tinh thần, trách nhiệm phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất, ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh cải cách quy trình, nghiệp vụ, rút ngắn thời gian, thủ tục BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT). Nhờ đó, trong mọi trường hợp, công tác giải quyết, chi trả chế độ, chính sách luôn được đảm bảo đầy đủ, kịp thời tới từng người tham gia, thụ hưởng.
Hiệu ứng tích cực từ chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Hiệu ứng tích cực từ chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Việc thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam trong thời gian qua đã giúp giải quyết, chi trả chế độ bảo hiểm đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, chính xác cho các đối tượng thụ hưởng.
Lợi ích thiết thực cho đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT từ Đề án 06

Lợi ích thiết thực cho đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT từ Đề án 06

Thời gian qua, trên nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã tích cực triển khai Đề án 06 theo chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Đặc biệt, việc triển khai Đề án 06 của ngành BHXH Việt Nam đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp (DN) trong tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Chi trả kịp thời quyền lợi bảo hiểm y tế cho đối tượng thụ hưởng

Chi trả kịp thời quyền lợi bảo hiểm y tế cho đối tượng thụ hưởng

Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Với ý nghĩa đó, thời gian qua, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã kịp thời tổ chức chi trả kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân tham gia BHYT được Quỹ BHYT chi trả hàng tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh.
Tăng mức độ hài lòng của người dân qua đẩy mạnh chuyển đổi số

Tăng mức độ hài lòng của người dân qua đẩy mạnh chuyển đổi số

Thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) sẵn có, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã tích cực thực hiện chuyển đổi số và trở thành một trong đơn vị đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, ngành BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm phục vụ tốt nhất quyền lợi của của doanh nghiệp, người dân.