Để đáp ứng nhu cầu thực tế, Việt Nam đã đưa ra một lộ trình cụ thể nhằm tạo dựng một đội ngũ chuyên gia năng suất đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn. Việc áp dụng HACCP sẽ nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu.
Từ ngày 7-10/6/2022, Hội nghị lần thứ 57 của Uỷ ban tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng ASEAN (ACCSQ) và các phiên họp liên quan đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Đại diện cho phía Việt Nam tham dự có đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cùng các bộ quản lý chuyên ngành liên quan.
Trong 2 ngày (7 - 8/6/2022), Tổ chức Năng suất châu Á (APO) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành (GBM) lần thứ 64 dưới hình thức trực tuyến với sự tham gia của đại diện 21 thành viên. Đại diện cho Việt Nam tham dự có TS. Hà Minh Hiệp - Giám đốc APO Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là Trưởng đoàn.
Trong bối cảnh hội nhập, mỗi doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý chất lượng tốt, đồng bộ có hiệu quả để nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh.
Nhằm hỗ trợ các tổ chức thúc đẩy đổi mới sáng tạo một cách có hệ thống, từ năm 2019, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã ban hành một số tiêu chuẩn liên quan đến quản lý đổi mới sáng tạo, cung cấp cơ sở từ vựng, các khái niệm cơ bản, các nguyên tắc quản lý đổi mới sáng tạo và cách tiếp cận để thực hiện quản lý đổi mới sáng tạo có hệ thống.
Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp quản lý năng lượng (QLNL) theo hướng bền vững, giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng năng lượng hợp lý, giảm chi phí dành cho năng lượng tại các doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn ISO 50001:2018 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế nhằm cung cấp cho doanh nghiệp kế hoạch và phương pháp thúc đẩy tiêu thụ năng lượng hiệu quả trong toàn bộ các hoạt động, chuỗi cung ứng, giúp tiết giảm chi phí năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính cũng như những tác động khác của môi trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành khác.
Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đang ngày càng tăng trưởng thì việc chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm chuẩn hóa đầu ra theo yêu cầu từ phía các nước nhập khẩu là vấn đề quan trọng cần được DN cũng như cơ quan quản lý cần chú trọng triển khai.
Từ thực tiễn hoạt động sau hơn 2 năm trải qua đại dịch COVID-19 càng giúp doanh nghiệp nhận thấy, việc áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, trong đó có 5S đã trở thành giải pháp không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm.