TÀI CHÍNH-KINH TẾ VIỆT NAM 2016, TRIỂN VỌNG 2017

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 23/2016/QH14 ngày 7/11/2016 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được trong năm 2017 gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6-7%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%...
Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2017

Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2017

Năm 2017 là năm có ý nghĩa quan trọng trong Kế hoạch 5 năm 2016-2020, đòi hỏi đặt ra cho các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và 5 năm 2016-2020.
Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ năm 2016

Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ năm 2016

Trong năm 2016, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, việc quản lý vốn đầu tư công vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức bởi đây là năm đầu tiên của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và cũng là năm đầu tiên các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng bắt đầu có hiệu lực. Bài viết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ năm 2016 dưới tác động của 2 văn bản luật mới, các nghị quyết điều hành của Chính phủ và đưa ra những khuyến nghị để hoàn thiện các cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công giai đoạn 2016-2020.
Triển vọng thị trường trái phiếu chính phủ năm 2017

Triển vọng thị trường trái phiếu chính phủ năm 2017

Trong năm 2016, Bộ Tài chính vừa triển khai nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước, vừa chủ động thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu chính phủ để đảm bảo tính bền vững của danh mục nợ trái phiếu chính phủ. Năm 2017, thị trường trái phiếu chính phủ được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới nên việc phát triển thị trường trái phiếu chính phủ cần được theo dõi sát sao và điều hành một cách chủ động, linh hoạt.
Xu hướng lạm phát năm 2017

Xu hướng lạm phát năm 2017

Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 đã tăng 4,74% so với tháng 12/2015. Đây là mức tăng thấp hơn so với mức lạm phát mục tiêu 5% được Quốc Hội thông qua nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng 0,6% của năm 2015. Xu hướng lạm phát tăng trong năm 2016 đã dẫn đến nhiều dự báo rằng, mức lạm phát mục tiêu 4% cho năm 2017 là khó đạt được. Bài viết này phần giải đáp câu hỏi liệu xu hướng lạm phát trong năm 2017 có tiếp tục gia tăng như trong năm 2016 ?
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2017

Thị trường chứng khoán Việt Nam: Kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2017

Năm 2016, mặc dù chịu tác động bởi diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt và lọt vào “Top” 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là năm đánh dấu mốc quan trọng kỷ niệm 20 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vinh dự được nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì, phần thưởng cao quý cho chặng đường 20 năm thành lập và phát triển.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2016, triển vọng năm 2017

Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2016, triển vọng năm 2017

Năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Chính phủ đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.... Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm đã duy trì được đà tăng trưởng; các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện.
Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng kể từ khi đổi mới đến nay đã tạo ra những bước tiến đáng kể đối với kinh tế Việt Nam. Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế là cần thiết và đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đang gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Để tiếp tục ổn định vĩ mô và lấy lại đà tăng trưởng, tạo nền tảng chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, cần có những giải pháp mang tính đột phá, căn cơ chiến lược và dài hạn.
Nhìn lại công tác quản lý điều hành giá cả thị trường năm 2016, định hướng năm 2017

Nhìn lại công tác quản lý điều hành giá cả thị trường năm 2016, định hướng năm 2017

Nhìn lại công tác quản lý điều hành giá cả thị trường năm 2016 có thể thấy, công tác quản lý giá đã có sự phối hợp điều hành tốt hơn giữa các cơ quan quản lý trong quá trình điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu. Việc tăng cường tính công khai, minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng đã tạo được sự đồng thuận của xã hội. Đặc biệt, công tác quản lý điều hành giá đã giúp kiềm chế được lạm phát trong giới hạn cho phép, từ đó tạo nền tảng cho công tác điều hành giá cả các mặt hàng trong năm 2017.