(Tài chính) Báo cáo cập nhận kinh tế Việt Nam của Ngân hàng ANZ nhận định, Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu bên ngoài, dù tiêu dùng nội địa thấp.
(Tài chính) Nhận lời mời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã dẫn đầu đoàn cán bộ Bộ Tài chính sang thăm chính thức Nhật Bản và có buổi hội đàm với Bộ trưởng Aso.
(Tài chính) Hàng loạt vấn đề vĩ mô của nền kinh tế đã được phân tích, đánh giá đa chiều trong cuộc tọa đàm “Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014” diễn ra sáng 6/3/2014. Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách điều hành kinh tế Việt Nam năm 2014.
(Tài chính) Bẫy thu nhập trung bình là tình trạng phát triển kinh tế của một quốc gia đã đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) sẽ giậm chân tại mức thu nhập ấy.
(Tài chính) Sự ổn định của thị trường bất động sản (BĐS) luôn là vấn đề then chốt và có những ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả điều hành nền kinh tế. Tình trạng BĐS “đóng băng” ở Việt Nam hiện nay đã ảnh hưởng sâu tới toàn bộ nền kinh tế, làm giảm thu nhập quốc dân, suy giảm tổng cầu, tăng thất nghiệp. Bài viết đề xuất một số giải pháp tháo gỡ cho thị trường BĐS hiện nay.
(Tài chính) Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2014 - 2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định quyết tâm đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN của Chính phủ. Mục tiêu đề ra là phải cổ phần hóa 432 DNNN trong 2 năm này. Như vậy, mỗi năm bình quân sẽ phải cổ phần hóa 216 DNNN, một mục tiêu rất cao so với số lượng DNNN đã được cổ phần hóa trong những năm gần đây. Trong 3 năm 2011 - 2013, cả nước mới cổ phần hóa được 99 DNNN.
(Tài chính) Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp yêu cầu, chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra giá sữa, kiên quyết xử lý nếu sai phạm.
(Tài chính) Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ chuyển đổi có tính cách mạng. Thách thức của quá trình này là làm sao vừa cải cách thể chế, cải cách cơ cấu, vừa giảm thiểu rủi ro cũng như phí tổn của quá trình điều chỉnh. Việt Nam không nằm ngoài những vấn đề của thế giới, cả trong ngắn hạn và dài hạn, nhất là khi đang chuyển sang thể chế kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng.
(Tài chính) Kể từ khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 183 hướng dẫn lập và quản lý quỹ mở, thị trường đã có những phản ứng tích cực với sự ra đời của hàng loạt quỹ đầu tư theo mô hình quỹ mở. Mặc dù quy mô của các quỹ mới thành lập chưa lớn nhưng đã có nhiều tín hiệu tích cực như sự ra đời của nhiều loại hình quỹ trái phiếu, cổ phiếu, cân bằng, số tiền huy động của các quỹ có chiều hướng gia tăng và tình hình thị trường chứng khoán sôi động trở lại.