Tiêu điểm ảnh to

Tổng cục Hải quan: Xứng danh “người gác cửa” nền kinh tế

Tổng cục Hải quan: Xứng danh “người gác cửa” nền kinh tế

Ra đời chỉ 8 ngày sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (10/9/1945), Hải quan Việt Nam đã có lịch sử 70 năm phát triển vẻ vang. Trải qua những giai đoạn phát triển của đất nước, lực lượng hải quan luôn xứng đáng là người chiến sĩ gác cửa nền kinh tế đất nước. Phát huy truyền thống đó, ngày nay Hải quan Việt Nam đã và đang phát huy tiềm lực bước vào thời kỳ mới với những vận hội, thời cơ mới.
Quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường: Những thành công và định hướng

Quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường: Những thành công và định hướng

Sau 30 năm đổi mới, đồng hành cùng với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, công tác quản lý, điều hành giá đã đạt được những bước tiến dài trong việc chuyển đổi từ cơ chế giá kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá đã đạt được những thành công bước đầu góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính sách tín dụng mới phát triển nông nghiệp, nông thôn

Chính sách tín dụng mới phát triển nông nghiệp, nông thôn

Với việc bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lên gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định hiện nay… Nghị định số 55/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 9/6/2015, có hiệu lực thi hành từ 25/7/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo lực đẩy quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn.
 Có hay không nguy cơ tái “bong bóng” bất động sản?

Có hay không nguy cơ tái “bong bóng” bất động sản?

Sau một thời gian trầm lắng, thị trường bất động sản đã có tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu khiến giới chuyên gia, nghiên cứu có những nhận định và dự báo khác nhau đối với thị trường bất động sản. Trong đó, có cả những lo ngại về nguy cơ tái “bong bóng” và cũng có những dự báo lạc quan hơn về thị trường này.
 Thực hiện các cam kết FTA: Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Thực hiện các cam kết FTA: Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Thực hiện chủ trương mở rộng thị trường nội địa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thời gian qua Việt Nam đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, tận dụng được nhiều cơ hội lớn thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các cam kết thương mại, Việt Nam gặp không ít thách thức do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế còn nhiều hạn chế.
Vận hành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

Vận hành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

Ngày 5/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP về Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh. Đây là một thị trường tài chính bậc cao, nhiều nước trên thế giới đã vận hành từ rất lâu, nhưng đối với Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ. Nhằm tạo diễn đàn trao đổi về những vấn đề liên quan đến thị trường này, ngày 24/8/2015 tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Vận hành TTCK phái sinh Việt Nam”.
Bài học về huy động sức mạnh toàn dân

Bài học về huy động sức mạnh toàn dân

Trong chặng đường lịch sử 70 năm kể từ khi Cách mạng ThángTám thành công và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dân tộc ta đã trải qua gần 30 năm chiến tranh ác liệt (1946-1975) và sắp tròn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới kể từ Đại hội VI của Đảng (1986-2015). Trong suốt 70 năm qua, mỗi lần Tổ quốc gặp khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta lại đồng lòng vượt qua một cách hết sức độc đáo, đó là huy động các nguồn lực của xã hội với câu nói nổi tiếng của Bác Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Vấn đề “lấy dân làm gốc” và huy động sức mạnh của toàn dân chính là một trong những bài học lịch sử quý báu mà chúng ta đã rút ra từ truyền thống dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước, trong đó có thực tiễn lịch sử phát triển 70 năm qua.
Tuyên ngôn Độc lập - Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại

Tuyên ngôn Độc lập - Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại

Những ngày đầu tháng 8/1945, trong lúc tình thế cách mạng vô cùng gấp rút, Hồ Chí Minh lại đang bệnh nặng. Do đã được chuẩn bị từ trước, khi thời cơ đến, cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của nhân dân cả nước lan nhanh và đã thành công. Ngày 25/8/1945, dù chưa khỏi bệnh, Người vẫn khẩn trương trở về Hà Nội bằng cáng. Vô số công việc trọng đại đang chờ đợi Người ở thời điểm đặc biệt này. Một trong những công việc đó là khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Thời hạn dành cho Người rất gấp, chỉ vỏn vẹn trong vòng 3 ngày, từ 28 đến 30/8. Bản Tuyên ngôn do Người chuẩn bị không dài, chỉ khoảng trên 1.100 từ, nhưng ý nghĩa hết sức to lớn và mang giá trị thời đại.
Kinh tế thế giới biến động và những giải pháp của Việt Nam

Kinh tế thế giới biến động và những giải pháp của Việt Nam

Chiều 25/8/2015, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ và một số Bộ, ngành chức năng đánh giá về những biến động của kinh tế thế giới gần đây tác động đến nền kinh tế Việt Nam và chủ động đưa ra những giải pháp chính sách nhằm hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực, khai thác tốt nhất các mặt thuận lợi, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.