Fed giữ nguyên lãi suất, quỹ đầu tư ồ ạt bán vàng
Cuộc họp đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dưới thời Tổng thống Joe Biden, như dự đoán, đã tiếp tục giữ nguyên chính sách lãi thấp gần 0% và nỗ lực bơm tiền.
Chỉ sau một đêm liền thời điểm cuộc họp Fed, giới kinh doanh và các quỹ đầu tư đã ồ ạt bán ra với con số lên tới 1,33 tấn vàng ở thị trường quốc tế.
Sự sụt giảm nghiêm trọng này được cho là do khi Fed tuyên bố giữ nguyên lãi suất 0% đến 0,25%, sau khi kết thúc phiên họp đầu tiên của năm 2021 vào rạng sáng ngày 28/1.
Đồng thời, Fed cam kết tiếp tục bơm tiền ra thị trường 120 tỉ USD/tháng để mua các tài sản có giá, nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế bị suy thoái do dịch bệnh.
Bên cạnh đó, ở một khu vực khác, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt sau khi bà Christine Lagarde chủ trì cuộc họp thứ hai trên cương vị Chủ tịch ECB. Theo đó, ECB đã giữ nguyên tỷ lệ lãi suất tái cấp vốn ở mức 0, lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục 0,25% và lãi suất tiền gửi ở mức -0,5%.
Đồng thời, ECB tiếp tục duy trì chương trình mua trái phiếu khổng lồ trị giá 20 tỷ Euro/tháng (22 tỷ USD/tháng) được tái khởi động vào tháng 11/2019.
Có nghĩa là với 2 nền kinh tế chiếm tỷ trọng thương mại lớn của toàn cầu, lãi suất vẫn đang chìm đắm ở vùng rất thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục được duy trì như một vũ khí quen thuộc nhưng chở đầy kỳ vọng, cho sự phục hồi kinh tế.
Và các nhà giao dịch trong "tâm trạng mạo hiểm" giữa bối cảnh các hạn chế COVID-19 được thắt chặt hơn và vòng dịch bệnh vẫn ngày càng tồi tệ hơn trên toàn thế giới, đã đưa giá vàng giảm xuống 1.840 USD/ounce. Ngay cả khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm thực tế cũng giảm theo, đến âm 1,04% mỗi năm trên trái phiếu TIPS được bảo vệ chống lạm phát.
Theo Jim Cielinski, người đứng đầu toàn cầu về tài sản có thu nhập cố định trị giá 105 tỷ USD của Fed cho biết: “Fed sẽ phải cực kỳ cẩn thận để tránh một cơn thịnh nộ (của các nhà đầu tư-PV) và đó là lý do tại sao tôi thấy lợi suất được neo giữ lâu hơn”.
Còn theo Bloomberg, sự phân chia ở Phố Wall đối với sức mạnh của “thương mại tái chế” trái ngược với lời kêu gọi của ngân hàng đầu tư JPMorgan về lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng “gần gấp đôi khi lạm phát tăng”, trong khi các quỹ và các nhà quản lý kỳ vọng cả tỷ giá và lạm phát đều giảm.
Một thông báo từ ngân hàng ING của Hà Lan cho biết, sự ôn hòa của Fed bị thách thức bởi triển vọng tươi sáng hơn, nhưng chủ tịch Powell sẽ cố gắng giữ cho đầu cơ giảm dần. Dù vậy, việc các quỹ đầu tư bán ra 1,33 tấn vàng cũng ít nhiều nói lên lựa chọn của các nhà đầu tư ít nhất trong ngắn hạn. Và kim loại quý có thông tin hỗ trợ tích cực để phục hồi nhanh, sẽ là câu chuyện phía trước.
Mới đây, các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo GDP toàn cầu năm 2021 và 2022 lần lượt lên mức tăng trưởng 5,5% và 4,2%, đồng thời giảm ước tính của họ về cuộc suy thoái lịch sử năm 2020 xuống 3,5%.
IMF nhấn mạnh: “Hỗ trợ chính sách và vắc xin dự kiến sẽ thúc đẩy hoạt động, nhưng làn sóng mới và các biến thể mới của virus gây ra những lo ngại và sức mạnh của sự phục hồi dự kiến sẽ khác nhau đáng kể giữa các quốc gia".
Nếu đúng, các chính sách nới lỏng siêu định lượng và lãi suất thấp có thể đã phát huy hiệu quả của mình. "Hầm trú ẩn" lấp lánh của vàng cũng không còn quá cần thiết.
Tại Việt Nam, phiến giao dịch mở cửa hôm qua 28/1, tại 9 giờ sáng, giá vàng SJC đã giảm khoảng 120.000 đồng/ lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.
Tại Việt Nam, phiên giao dịch mở cửa hôm qua 28/1 lúc 9 giờ sáng, giá vàng SJC đã giảm khoảng 120.000 đồng/ lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra. Thông tin về COVID-19 lây lan trong cộng đồng tại Hải Dương và Quảng Ninh sau đó đều khiến tâm trạng của nhà đầu tư trên mọi thị trường tài sản u ám.
Riêng với vàng, chiều giảm đang liên thông với thị trường quốc tế song nhiều nhà đầu tư cho rằng vào lúc này, lo ngại COVID-19 cũng có thể khiến nhiều người quan tâm hơn đến kênh vàng vật chất.
Các nền kinh tế nhìn chung vẫn ở thời điểm chưa thể xác điểm được triển vọng.