Giá bất động sản châu Á vẫn tăng
Giá bất động sản (BĐS) các khu dân cư tại châu Á tăng 1,9% trong nửa đầu năm 2016, giá đất văn phòng tăng từ 1,9-2,2%.
Khối lượng đầu tư BĐS ở châu Á nhìn chung phù hợp với dự báo năm trước, theo chỉ số phát triển BĐS cao cấp khu vực châu Á từ công ty BĐS Quốc tế Knight Frank.
Tuy nhiên, so với 6 tháng trước, giá đã thấp hơn 40,4%, các báo cáo chỉ ra rằng thị trường BĐS có xu hướng tích cực hơn trong nửa cuối năm nay.
Trung Quốc chiếm 90% các giao dịch trên thị trường châu Á, tăng 6% trên năm. Trong khi đó tại Thái Lan số lượng giao dịch quan trọng tăng 190,4%.
Tuy nhiên, khối lượng đầu tư BĐS qua biên giới đã giảm 11,5% so với năm trước. Một phần lý do nằm ở các nhà phát triển Trung Quốc đã đầu tư BĐS ở Hongkong và Singapore thời gian trước. Họ dường như thận trọng hơn trong bối cảnh thị trường nhà đất tại các quốc gia này có sự điều chỉnh liên tục.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, giá nhà tại Bắc Kinh, Quảng Châu và Thượng Hải đã tăng 15,3%, 12,8% và 19,5% trong nửa đầu năm 2016. Tại Mumbai và New Delhi, Ấn Độ khối lượng BĐS tồn kho cao đòi hỏi khoảng 4 hay 5 năm tới để xử lý hết. Giá tăng cao nhất ở Tokyo, mức lãi suất thấp đã góp phần tăng nhu cầu về nhà ở của người dân.
Khu vực Đông Nam Á, thị trường văn phòng tại Jakarta, Kuala Lumpur và Singapore chịu áp lực về giá thuê. Trong khi nền kinh tế toàn cầu ảm đạm đã làm giảm dần nhu cầu thuê văn phòng trên các thị trường này.
Đặc biệt, thị trường văn phòng cho thuê ở Jakarta và Kuala Lumpur tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, trong khi đó suy thoái trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang làm giảm nhu cầu thuê văn phòng tại Singapore.
Nhu cầu về BĐS cao cấp ở Bangkok vẫn tăng mạnh do nguồn cung hạn chế. Phnom Penh vẫn tăng trưởng tốt hơn các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á.