Giá dầu hạ do làn sóng chốt lời
Nỗi lo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã khiến cho nhiều nhà đầu tư bán mạnh dầu trong phiên giao dịch ngày thứ Ba.
Nỗi lo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã khiến cho nhiều nhà đầu tư bán mạnh dầu trong phiên giao dịch ngày thứ Ba.
Giá dầu Brent hạ hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba bởi những nỗi lo dai dẳng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trở nên lớn hơn so với những nỗi lo về nguồn cung, đồng thời nó khiến cho nhà đầu tư nhanh chóng có xu thế chốt lời sau phiên tăng của ngày trước đó.
Sự quan tâm của toàn bộ thị trường tài chính tập trung vào biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến công bố vào ngày thứ Tư. Những dữ liệu gần đây cho thấy rủi ro lãi suất tăng cao trong thời gian dài hơn.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 3/2023 trên thị trường London tăng 1,29USD/thùng tương đương 1,5% lên 82,78USD/thùng.
Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ cũng giao tháng 3/2023 giảm 29 cent tương đương 0,38% xuống 76,05USD/thùng.
Chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, ông Phil Flynn, nhận xét: “Diễn biến giá cả gần đây dường như có ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật, dường như thị trường đang trở lại với những mối lo cũ về tình hình lãi suất hiện nay”.
Đồng USD mạnh hơn khiến cho dầu được định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.
Trước đó trong phiên đã có lúc giá dầu tăng mạnh, giá dầu Brent đã có lúc tăng sau khi số liệu mới công bố cho thấy hoạt động kinh doanh tại châu Âu vẫn tăng trưởng tốt, triển vọng kinh tế Anh trở nên đỡ u ám hơn so với tính toán trước đây.
Vào ngày thứ Hai, giá dầu tăng hơn 1% bởi những lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc, các chuyên gia phân tích dự báo nhu cầu dầu sẽ hồi phục trong năm nay sau khi các biện pháp kiểm soát đi lại ngăn COVID-19 được gỡ bỏ.
Dự trữ dầu thô tại Mỹ đã tăng liên tiếp 2 tuần, đồng thời theo kết quả các khảo sát của Reuters, dự trữ dầu thô nhiều khả năng đã tăng 1,2 triệu thùng trong tuần trước.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy nguồn cung hạn chế cũng hỗ trợ phần nào cho giá dầu.
Nga có kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu ước tính khoảng 500.000 thùng/ngày tương đương khoảng 5% sản lượng trong tháng 3/2023 sau khi phương Tây áp dụng biện pháp trần giá dầu với các sản phẩm dầu của Nga do căng thẳng Nga – Ukraine.
Quy định mới nhất sẽ chỉ áp dụng với dầu giao từ tháng 3/2023 trở đi, theo phó Thủ tướng Alexander Novak.
Nga là một phần của nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ và liên minh (OPEC+), vào tháng 10/2023, nhóm này đã đồng thuận về mục tiêu giảm sản lượng ước tính khoảng 2 triệu thùng/ngày trước thời điểm cuối năm 2023.
Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ không khỏi băn khoăn và bán ra cổ phiếu của toàn bộ các nhóm ngành khi mà kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất gần hơn.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên ngày thứ Ba khi mà lãi suất tăng cao tiếp tục gây ra áp lực lên tâm lý thị trường, ngoài ra thông tin về tình hình bán lẻ Mỹ mới công bố không khỏi khiến nhiều người lo ngại về tâm lý của người tiêu dùng.
Đóng cửa phiên, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 697,10 điểm tương đương 2,06% xuống 33.129,59 điểm, đây là phiên giảm sâu nhất của chỉ số tính từ ngày 15/12/2022 khi đó chỉ số mất 2,3%.
Chỉ số S&P 500 hạ 2% và đóng cửa ở mốc 3.997,34 điểm và như vậy có ngày giảm điểm tệ hại nhất tính từ ngày 15/12/2022, chỉ số mất 2,5% giá trị.
Cổ phiếu của tất cả các nhóm ngành giảm điểm, cổ phiếu của nhóm các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng giảm đến 3,3%. Chỉ số Nasdaq hạ 2,5% và chốt phiên ở mức 11.492,3 điểm.
Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tăng lên mức 3,9% còn lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm tăng lên mức 4,7%.
Cả hai loại lãi suất này lên ngưỡng cao chưa từng thấy tính từ tháng 11/2022 khi mà nhiều nhà đầu tư đón nhận thông tin lạm phát cao hơn so với kỳ vọng. Nhiều nhà đầu tư lo ngại lạm phát dai dẳng sẽ khiến cho Fed giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và vì vậy có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái.