Giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm và dự báo sẽ còn tiếp tục giảm?

Theo laodong.vn

Giá lúa tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm và theo dự báo sẽ còn tiếp tục giảm.

Tại Đồng Tháp, giá lúa tươi giống OM 18, OM 5451 dao động 5.600 - 5.800 đồng/kg, giảm từ 300 - 400 đồng/kg so với tháng trước. Điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận người trồng lúa trong bối cảnh nhiều mặt hàng đầu vào như xăng dầu, phân bón... tăng mạnh.

Giá lúa tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm và sẽ tiếp tục giảm.
Giá lúa tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm và sẽ tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dự báo, giá lúa sẽ còn tiếp tục sụt giảm thêm trong thời gian tới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng cơ bản là do giá gạo trên thị trường thế giới đang giảm.

Bên cạnh lượng gạo dự trữ đang ở mức cao (chỉ riêng tại Thái Lan, con số này đã lên đến 5,18 triệu tấn) còn có yếu tố nhiều quốc gia đạt sản lượng rất cao. Bất chấp nắng nóng kỷ lục khiến năng suất nhiều loại cây trồng giảm, nhưng năng suất lúa tại nhiều quốc gia lại tăng.

Điển hình là Ấn Độ, trong lúc hệ lụy nắng nóng làm sản lượng lúa mì giảm hơn 10 triệu tấn, nhưng sản lượng lúa ở quốc gia này lại tăng gần 1 triệu tấn trong niên vụ 2021-2022. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ và Thái Lan, 2 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới lại áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ người trồng lúa trong nước đã dễ dàng đưa lúa của họ chiếm lĩnh sân nhà và “áp đảo” tại các thị trường nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Với việc giá lúa giảm sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận người trồng lúa.
Với việc giá lúa giảm sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận người trồng lúa.

Tại Ấn Độ, bên cạnh việc chi 14 tỷ USD trong tài khoá 2022-2023 để hỗ trợ chênh lệch giá phân bón, Chính phủ còn mua 20 triệu tấn gạo hỗ trợ cho người nghèo trong nước. Điều này gần như “đóng cửa” khả năng xuất khẩu gạo cấp thấp của các quốc gia vào Ấn Độ, trong đó có gạo Việt Nam. 

Không chỉ vậy, giá gạo rẻ của Ấn Độ đã thu hút Việt Nam mở cửa đón nhận với số lượng lớn. Dự báo trong năm 2022, Việt Nam sẽ nhập khẩu trên 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ.

Được biết, năm 2021, Việt Nam nhập 1,8 triệu tấn gạo Ấn Độ phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản và sản xuất bột... Với diễn tiến này, sẽ kéo theo hệ lụy giảm giá thu mua lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.