Duy trì nguồn cung và chất lượng gạo xuất khẩu

Duy trì nguồn cung và chất lượng gạo xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,1 triệu tấn gạo, tương ứng giá trị gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Được đánh giá là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái cả vùng phía Nam của Tổ quốc, tuy nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại không phát triển tương xứng với vai trò ấy.
Bổ sung 4.000 tỷ đồng cho Đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Bổ sung 4.000 tỷ đồng cho Đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long để bố trí cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại đồng bằng sông Cửu Long

Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại đồng bằng sông Cửu Long

Qua nghiên cứu hệ thống văn bản hành lang pháp lý, thực trạng tình hình tín dụng xanh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian từ năm 2018 đến năm 2021, bài viết hệ thống những mặt thành công và cả những hạn chế về việc tài trợ cho phát triển tín dụng xanh tại khu vực này trong thời gian qua. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xanh tại ĐBSCL trong thời gian tới, một số giải pháp được đề xuất, như: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các Bộ, ngành liên quan cần phải hoàn chỉnh thêm về mặt pháp lý; các Ngân hàng Thương mại (NHTM) cần phải đa dạng hóa thêm nhiều loại sản phẩm; cần mở rộng thêm tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và người dân
Tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống đến phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống đến phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Cửu Long

An ninh phi truyền thống đã và đang tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc nhận diện các tác động của mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết thông qua việc đánh giá các tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống đến phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bài viết đề xuất các hàm ý chính sách giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển bền vững.
Mối quan hệ giữa hình ảnh, thái độ đối với điểm đến và quyết định quay lại du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mối quan hệ giữa hình ảnh, thái độ đối với điểm đến và quyết định quay lại du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa “Hình ảnh điểm đến”, “Thái độ đối với điểm đến” và “Quyết định quay lại” của khách du lịch đối với các điểm đến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 512 khách du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, “Hình ảnh điểm đến” và “Thái độ đối với điểm đến” có mối tương quan thuận đến “Quyết định quay lại”; “Hình ảnh điểm đến” có tác động tích cực đến “Thái độ đối với điểm đến”.
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ các ngân hàng thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ các ngân hàng thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu được tiến hành với số liệu sơ cấp được thực hiện qua hình thức phỏng vấn theo bảng câu hỏi với 260 nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ. Kết quả kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại khu vực đồng bằng sông Cửu Long là: Nguồn lực của kiểm toán nội bộ, tính độc lập của kiểm toán nội bộ, các hoạt động của kiểm toán nội bộ, sự hỗ trợ của nhà quản lý đến kiểm toán nội bộ, sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.