Giữ lạm phát 4%: Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp
Năm 2017, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,53% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mục tiêu do Quốc hội đề ra là 4%. Đó là một thành công trong điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề khiến giới chuyên gia băn khoăn là năm 2018 liệu Việt Nam có giữ được mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4%?
Giữ lạm phát ở mức 4% là một thách thức
Lo ngại trên xuất phát từ các dự báo. Theo nhận định của các tổ chức quốc tế, năm 2018, tuy tình hình kinh tế thế giới và trong nước khó có những “cơn sốt” về giá nhưng thị trường vẫn tiềm ẩn các nhân tố gây bất lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Lo ngại trên xuất phát từ các dự báo. Theo nhận định của các tổ chức quốc tế, năm 2018, tuy tình hình kinh tế thế giới và trong nước khó có những “cơn sốt” về giá nhưng thị trường vẫn tiềm ẩn các nhân tố gây bất lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Dự báo, giá dầu thô thế giới bình quân năm 2018 sẽ từ 50 - 55 USD/thùng, giá xăng dầu thành phẩm sẽ ở mức từ 66 - 70 USD/thùng, tăng từ 5 - 10% so với bình quân năm 2017. Giá xăng dầu trong nước tăng khoảng 5 - 15% và sẽ tác động vào CPI chung khoảng 0,28 - 0,64%.
Ở trong nước, nhiều yếu tố cũng tiềm ẩn những nguy cơ có thể đẩy lạm phát cao. Theo dự báo của Bộ Tài chính, trong năm 2018, một số yếu tố làm tăng áp lực lên mặt bằng giá. Đó là, hiện còn khoảng 18 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chưa tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh cho người không có Bảo hiểm y tế (BHYT), ước tính tổng tác động vào CPI khoảng 0,17%; việc điều chỉnh mức lương cơ sở trong tính toán giá dịch vụ y tế sẽ tác động làm giá dịch vụ y tế tăng khoảng 4% và tác động vào CPI khoảng 0,14%.
Bên cạnh đó, giá nhóm dịch vụ giáo dục sẽ tiếp tục tăng 8 - 10%, tác động khoảng 0,3% vào CPI. Giá điện tăng 6,08% từ ngày 01/12/2017, sẽ tác động lên mặt bằng giá năm 2018, ước tác động trực tiếp làm tăng CPI khoảng 0,1%. Đồng thời, việc tăng giá điện cũng sẽ tác động gián tiếp tới giá thành các mặt hàng sử dụng điện là chi phí đầu vào.
Ngoài ra, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở dự kiến làm tăng giá khoảng 5% đối với một số loại dịch vụ như: sửa chữa đồ dùng gia đình, bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện nước, thuê người giúp việc. Việc tính đúng, tính đủ chi phí đối với một số dịch vụ không được hỗ trợ từ NSNN sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng giá...
Điều hành hiệu quả các chính sách vĩ mô, tăng cường quản lý giá
Để thực hiện được mục tiêu duy trì tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân 4% trong năm 2018, các chuyên gia và cơ quan quản lý đã đề xuất nhiều giải pháp.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, điều hành CPI phải bám sát và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra “độ trễ” của lạm phát trong những năm sau. Do đó, công tác quản lý, bình ổn giá cần tiếp tục tăng cường, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến của CPI để điều chỉnh kịp thời.
Chính sách tiền tệ cần được điều hành linh hoạt, neo giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp, kiểm soát cung tiền, không điều chỉnh tỷ giá đột ngột, gây sốc cho thị trường, phấn đấu giảm lãi suất cho vay, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống, nhất là tín dụng cho vay đối với bất động sản, chứng khoán.
Bên cạnh đó, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi, phấn đấu giảm bội chi ngân sách, kiểm soát có hiệu quả đầu tư công, kết hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam - cho rằng, cơ quan quản lý cần dự báo tốt nhu cầu của từng loại hàng hóa và áp dụng các biện pháp điều hòa cung - cầu, bảo đảm có đủ nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống; triển khai mạnh mẽ, tích cực, có hiệu quả các biện pháp giảm chi phí sản xuất, giá thành hàng hóa dịch vụ; áp dụng kịp thời, có hiệu quả các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật Giá khi thị trường có biến động; thực hiện kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ độc quyền, hàng hóa, dịch vụ của các DN có vị trí thống lĩnh thị trường…
Từ góc độ Bộ Công Thương, ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - kiến nghị, các Bộ, ngành liên quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, cân nhắc thời điểm điều chỉnh giá điện, dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập, giá dịch vụ giáo dục… cho phù hợp, tránh gây tác động cộng hưởng và tăng giá do tâm lý. Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính cần phối hợp chặt chẽ, nắm sát tình hình và bảo đảm cân đối cung cầu một số mặt hàng thiết yếu, kết hợp linh hoạt công cụ thuế và việc điều hành xuất nhập khẩu, thực thi các cam kết quốc tế về thương mại để bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong nước và bình ổn thị trường đối với các mặt hàng như: đường, gạo, muối, xăng dầu, phân bón...
Còn theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), đối với các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục... các Bộ quản lý chuyên ngành cần tăng cường kiểm tra, thanh tra, có những chỉ đạo kịp thời, không để xảy ra biến động bất thường làm giá cả biến động, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Đặc biệt, các Bộ, ngành, địa phương cần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2018 cũng như ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và các văn bản chỉ đạo có liên quan, trước mắt là thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn thị trường, giá cả trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
Ở trong nước, nhiều yếu tố cũng tiềm ẩn những nguy cơ có thể đẩy lạm phát cao. Theo dự báo của Bộ Tài chính, trong năm 2018, một số yếu tố làm tăng áp lực lên mặt bằng giá. Đó là, hiện còn khoảng 18 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chưa tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh cho người không có Bảo hiểm y tế (BHYT), ước tính tổng tác động vào CPI khoảng 0,17%; việc điều chỉnh mức lương cơ sở trong tính toán giá dịch vụ y tế sẽ tác động làm giá dịch vụ y tế tăng khoảng 4% và tác động vào CPI khoảng 0,14%.
Bên cạnh đó, giá nhóm dịch vụ giáo dục sẽ tiếp tục tăng 8 - 10%, tác động khoảng 0,3% vào CPI. Giá điện tăng 6,08% từ ngày 01/12/2017, sẽ tác động lên mặt bằng giá năm 2018, ước tác động trực tiếp làm tăng CPI khoảng 0,1%. Đồng thời, việc tăng giá điện cũng sẽ tác động gián tiếp tới giá thành các mặt hàng sử dụng điện là chi phí đầu vào.
Ngoài ra, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở dự kiến làm tăng giá khoảng 5% đối với một số loại dịch vụ như: sửa chữa đồ dùng gia đình, bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện nước, thuê người giúp việc. Việc tính đúng, tính đủ chi phí đối với một số dịch vụ không được hỗ trợ từ NSNN sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng giá...
Điều hành hiệu quả các chính sách vĩ mô, tăng cường quản lý giá
Để thực hiện được mục tiêu duy trì tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân 4% trong năm 2018, các chuyên gia và cơ quan quản lý đã đề xuất nhiều giải pháp.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, điều hành CPI phải bám sát và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra “độ trễ” của lạm phát trong những năm sau. Do đó, công tác quản lý, bình ổn giá cần tiếp tục tăng cường, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến của CPI để điều chỉnh kịp thời.
Chính sách tiền tệ cần được điều hành linh hoạt, neo giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp, kiểm soát cung tiền, không điều chỉnh tỷ giá đột ngột, gây sốc cho thị trường, phấn đấu giảm lãi suất cho vay, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống, nhất là tín dụng cho vay đối với bất động sản, chứng khoán.
Bên cạnh đó, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi, phấn đấu giảm bội chi ngân sách, kiểm soát có hiệu quả đầu tư công, kết hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam - cho rằng, cơ quan quản lý cần dự báo tốt nhu cầu của từng loại hàng hóa và áp dụng các biện pháp điều hòa cung - cầu, bảo đảm có đủ nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống; triển khai mạnh mẽ, tích cực, có hiệu quả các biện pháp giảm chi phí sản xuất, giá thành hàng hóa dịch vụ; áp dụng kịp thời, có hiệu quả các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật Giá khi thị trường có biến động; thực hiện kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ độc quyền, hàng hóa, dịch vụ của các DN có vị trí thống lĩnh thị trường…
Từ góc độ Bộ Công Thương, ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - kiến nghị, các Bộ, ngành liên quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, cân nhắc thời điểm điều chỉnh giá điện, dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập, giá dịch vụ giáo dục… cho phù hợp, tránh gây tác động cộng hưởng và tăng giá do tâm lý. Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính cần phối hợp chặt chẽ, nắm sát tình hình và bảo đảm cân đối cung cầu một số mặt hàng thiết yếu, kết hợp linh hoạt công cụ thuế và việc điều hành xuất nhập khẩu, thực thi các cam kết quốc tế về thương mại để bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong nước và bình ổn thị trường đối với các mặt hàng như: đường, gạo, muối, xăng dầu, phân bón...
Còn theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), đối với các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục... các Bộ quản lý chuyên ngành cần tăng cường kiểm tra, thanh tra, có những chỉ đạo kịp thời, không để xảy ra biến động bất thường làm giá cả biến động, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Đặc biệt, các Bộ, ngành, địa phương cần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2018 cũng như ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và các văn bản chỉ đạo có liên quan, trước mắt là thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn thị trường, giá cả trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất.