Hiệu quả tài chính của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị tôm sú tại tỉnh Trà Vinh
Tại Trà Vinh, tôm sú được nuôi tập trung ở 04 huyện: Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang và Châu Thành với 3 phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh.
Tuy nhiên, trong sản xuất và tiêu thụ tôm sú vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề như thiếu thông tin thị trường, giá bán chưa ổn định, nông dân lệ thuộc rất nhiều vào thương lái; Nông dân sản xuất còn nhỏ lẻ, hợp tác trong sản xuất còn yếu... Dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013), nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị tôm sú tại tỉnh Trà Vinh.
Cơ sở lý thuyết
Khái niệm chuỗi giá trị: Chuỗi giá trị mô tả toàn bộ những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch vụ từ khái niệm, đi qua các công đoạn sản xuất khác nhau (liên quan đến việc kết hợp giữa chuyển hóa vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đưa đến người tiêu dùng sau cùng và bố trí sau sử dụng (Raphael Kaplinsky và Mike Morris, 2001).
Chuỗi giá trị thủy sản: Áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào trong ngành thủy sản với sản phẩm tôm thẻ chân trắng có thể hiểu chuỗi giá trị tôm là tập hợp các hoạt động từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng gồm các tác nhân sau: (i) Người sản xuất (người nuôi tôm); (ii) Người chế biến; (iii) Người tiêu dùng. Đây là những tác nhân tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị tôm. Quan hệ của các tác nhân này dựa trên dòng thông tin, dòng hàng hóa (dịch vụ) và dòng tiền trên chuỗi. Sự vận động của chuỗi giá trị còn chịu tác động bởi các tác nhân và yếu tố bên ngoài chuỗi như hệ thống cung ứng, hoạt động marketing, hệ thống luật pháp, cung cầu hàng hóa.
Bảng 1: Đối tượng khảo sát và phương pháp chọn mẫu |
|||
TT |
Tác nhân trong chuỗi |
Số quan sát |
Ðịa điểm khảo sát |
1 |
Trại sản xuất/đại lý phân phối giống |
7 |
Duyên Hải, Cầu Ngang |
2 |
Cửa hàng thức ăn và thuốc |
8 |
Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú |
3 |
Nông hộ nuôi tôm thẻ |
76 |
Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, |
4 |
Thương lái |
3 |
Huyện Duyên Hải, Cầu Ngang |
5 |
Vựa tôm |
5 |
Huyện Duyên Hải, Cầu Ngang |
6 |
Công ty chế biến |
1 |
Công ty chế biến thủy sản Trà Vinh |
|
Tổng cộng |
100 |
|
Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản: Trong chuỗi giá trị tôm sú, các bên tham gia chính là các tác nhân hoạt động trên mọi cấp độ của chuỗi thủy sản, bao gồm: Những người sản xuất, người sơ chế, người thu mua, các công ty chế biến, các đại lý vận tải, người phân phối, tiêu thụ, đại diện của các đơn vị hỗ trợ, các trường, viện… những người đóng vai trò thúc đẩy chuỗi. Trong chuỗi giá trị tôm sú, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi có thể ở công đoạn sản xuất, tạo ra các sản phẩm thô (tươi sống) hoặc công đoạn chế biến. Quá trình tạo ra giá trị gia tăng ở hai công đoạn này rất khác nhau. Sản phẩm mỗi một lần trải qua một công đoạn trong chuỗi là một lần thay đổi quyền sở hữu. Mỗi lần thay đổi quyền sở hữu là một lần bổ sung thêm giá trị vào sản phẩm (Lưu Đức Khải, 2009).
Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm: Để phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cần tập trung 9 công cụ như sau: Công cụ 1 - Phương pháp lựa chọn chuỗi giá trị để phân tích; Công cụ 2 - Vẽ bản đồ và mô tả chuỗi giá trị sản phẩm; Công cụ 3 - Phân tích kinh tế chuỗi; Công cụ 4 - Phân tính hậu cần chuỗi; Công cụ 5 - Phân tích rũi ro chuỗi cung ứng sản phẩm; Công cụ 6 - Phân tích các chính sách có liên quan trong chuỗi giá trị; Công cụ 7 - Phân tích SWOT toàn chuỗi ngành hàng; Công cụ 8 - Phân tích lợi thế cạnh tranh; Công cụ 9 - Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị (Võ Thị Thanh Lộc & Nguyễn Phú Son, 2013)
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Nhóm tác giả lược khảo tài liệu thứ cấp có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ tôm.
Bảng 2: Hiệu quả tài chính hộ nuôi tôm sú |
||||
Khoản mục |
Ðơn vị tính |
Bình quân chung |
Hình thức nuôi |
|
Bán thâm canh |
Quảng canh cải tiến |
|||
Năng suất |
tấn/ha |
1,12 |
2,52 |
0,49 |
Giá bán |
triệu đồng/tấn |
194 |
171 |
214 |
Doanh thu/ha |
triệu đồng/tấn |
217,28 |
430,92 |
104,86 |
Tổng chi phí/ha |
triệu đồng/tấn |
142,85 |
287,82 |
83.82 |
Lợi nhuận/ha |
triệu đồng/tấn |
74,43 |
143,10 |
21,04 |
Giá thành |
nghìn đồng/kg |
127,5 |
114,2 |
171,1 |
Tỷ suất lợi nhuận |
% |
52,1 |
49,7 |
25,1 |
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia chuỗi tôm (Cung ứng vật tư đầu vào, nông dân, thương lái, nhà máy chế biến) bằng câu hỏi cấu trúc; Phỏng vấn những người am hiểu bao gồm: các nhà quản lý trong ngành thủy sản ở các cấp có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng bằng bảng hỏi bán cấu trúc
Để đảm bảo tính đại diện của dữ liệu, phương pháp chọn mẫu được tiến hành theo 2 bước: (1) Tiến hành phân tầng địa bàn khảo sát theo tiêu chí diện tích nuôi tôm, địa bàn kinh doanh của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị; (2) Tiến hành chọn mẫu cho các tác nhân trong chuỗi giá trị được chọn theo phương pháp liên kết chuỗi của GTZ (2007).
Phương pháp phân tích số liệu: Tác giả sử dụng các phương pháp như: Thống kê mô tả (tần suất, tỷ lệ, số trung bình, độ lệch chuẩn) để phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ tôm của nông hộ ở tỉnh Trà Vinh; Phân tích chi phí, lợi nhuận trong chuỗi nhằm xác định toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi giá trị sản phẩm tôm.
Kết quả nghiên cứu
Hiệu quả tài chính hộ sản xuất tôm sú
Diện tích nuôi tôm sú trung bình trên mỗi hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là 0,85 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến là 0,73ha/hộ và mô hình bán thâm canh là 1,05ha/hộ. Mức năng suất bình quân đạt được trong năm 2017 là 1,12 tấn/ha, tuy nhiên mức chênh lệch năng suất nuôi giữa các mô hình nuôi tương đối lớn, cụ thể đối với mô hình nuôi quảng canh, năng suất bình quân đạt 0,49 tấn/ha, trong khi đó năng suất trung bình mô hình nuôi bán thâm canh lên đến 2,52 tấn/ha cao hơn gấp 5 lần mô hình nuôi quảng canh cải tiến.
Bảng 3: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ nuôi tôm sú |
||||||
Khoản mục |
Bình quân chung |
Mô hình bán thâm canh |
Mô hình quảng canh cải tiến |
|||
Giá trị (triệu đồng/ha) |
Cơ cấu (%) |
Giá trị (triệu đồng/ha) |
Cơ cấu (%) |
Giá trị (triệu đồng/ha) |
Cơ cấu (%) |
|
1. Chi phí cố định |
13,78 |
9,64 |
28,61 |
9,94 |
10,72 |
12,79 |
Thuê đất |
1,67 |
1,17 |
2,85 |
0,99 |
1,02 |
1,22 |
Ðào ao |
6,01 |
4,20 |
12,58 |
4,37 |
4,71 |
5,62 |
Máy móc, ngư cụ |
5,10 |
3,57 |
11,46 |
3,98 |
4,23 |
5,05 |
Chi phí cố định khác |
0,99 |
0,70 |
1,71 |
0,60 |
0,76 |
0,91 |
2. Chi phí biến đổi |
118,04 |
82,63 |
247,80 |
86,10 |
62,74 |
74,86 |
Giống |
18,91 |
13,24 |
38,10 |
13,24 |
8,34 |
9,94 |
Thức ăn |
45,36 |
31,75 |
91,75 |
31,88 |
25,46 |
30,37 |
Thuốc thủy sản |
10,21 |
7,15 |
28,55 |
9,92 |
4,75 |
5,68 |
Lao động chăm sóc |
29,76 |
20,83 |
57,80 |
20,08 |
17,09 |
20,40 |
Chi phí biến đổi khác |
13,80 |
9,66 |
31,60 |
10,98 |
7,10 |
8,47 |
3. Chi phí khác |
11,03 |
7,72 |
11,30 |
3,96 |
10,35 |
12,35 |
Tổng |
142,85 |
100,00 |
287,82 |
100,00 |
83,82 |
100,00 |
Mức giá bán trung bình của tôm sú nguyên liệu đối với mô hình nuôi quảng canh cải tiến là 214.000 đồng/kg, cao hơn giá bán trung bình đối với mô hình nuôi bán thâm canh (111.000 đồng/kg). Nguyên nhân là do tôm sú nguyên liệu nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến chất lượng thịt ngon hơn, chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên nên tôm sú không bị nhiễm kháng sinh, rất được các thương lái cũng như các xí nghiệp chế biến xuất khẩu ưa chuộng. Giá bán trung bình trong năm 2017 đối với tất cả mô hình nuôi là 194.000 đồng/kg, do vậy, doanh thu đạt được trung bình là 217.280.000 đồng/ha/năm. Trong đó, mức doanh thu trung bình của mô hình bán thâm canh đạt khá cao tương đương 430.920.000 đồng/ha/năm, cao hơn gấp 4 lần so với doanh thu trung bình đạt được của mô hình nuôi quảng canh cải tiến (104.860.000 đồng/ha/năm).
Bảng 4: Hiệu quả tài chính trong hoạt động của thương lái |
||
Khoản mục |
Giá trị trình bình (triệu đồng/tấn) |
Tỷ lệ (%) |
Doanh thu |
234,00 |
100,00 |
Tổng chi phí |
200,97 |
100,00 |
Chi phí trung gian |
195,84 |
97,45 |
- Tôm nguyên liệu |
194,00 |
96,53 |
- Bảo quản |
1,10 |
0,55 |
- Công cụ dụng cụ, khấu hao.. |
0,74 |
0,37 |
Chi phí tăng thêm (VA) |
5,13 |
2,55 |
- Bốc vác, vận chuyển |
2,93 |
1,46 |
- Hao hụt |
1,07 |
0,53 |
- Thuế |
0,77 |
0,38 |
- Ðiện thoại |
0,36 |
0,18 |
Lợi nhuận |
33,03 |
|
Tỷ suất lợi nhuận (%) |
16,44 |
|
Tuy nhiên, chi phí đầu tư trung bình đối với mô hình nuôi bán thâm canh lại khá cao, lên đến 287.820.000 đồng/ha/năm, cao gấp hơn gấp 3,4 lần chi phí đầu tư cho mô hình nuôi quảng canh cải tiến (83.820.000 đồng/ha/năm) và gấp 2 lần chi phí đầu tư trung bình cho các mô hình nuôi (142.850.000 đồng/ha/năm) (Bảng 2).
Nhìn chung, trong hoạt động nuôi sú, chi phí biến đổi là chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình chung 82,63% tổng chi phí đầu tư, tương đương 118.040.000 đồng/ha/năm. Đối với mô hình bán thâm canh, chiếm 86,1% với chi phí là 247.800.000 đồng/ha/năm và mô hình nuôi quảng canh cải tiến, chiếm 74,86%, với giá trị khoảng 62.740.000 đồng/ha/năm. Trong đó, chủ yếu là chi phí đầu tư mua thức ăn, lao động chăm sóc và chi phí mua con giống, đặc biệt đối với mô hình nuôi bán thâm canh, có chi phí đầu tư thức ăn và chi phí lao động chăm sóc rất lớn, cao gấp 3 lần chi phí thức ăn đối với mô hình quảng canh cải tiến.
Bảng 5: Hiệu quả tài chính trong hoạt động của chủ vựa |
||
Khoản mục |
Giá trị trình bình (triệu đồng/tấn) |
Tỷ lệ (%) |
Doanh thu |
244,00 |
100,00 |
Tổng chi phí |
203,17 |
100,00 |
Chi phí trung gian |
198,27 |
97,59 |
- Tôm nguyên liệu |
196,00 |
96,47 |
- Bảo quản |
1,43 |
0,70 |
- Công cụ dụng cụ, khấu hao.. |
0,84 |
0,41 |
Chi phí tăng thêm |
4,90 |
2,41 |
- Bốc vác, vận chuyển |
3,07 |
1,51 |
- Hao hụt |
0,86 |
0,42 |
- Thuế |
0,69 |
0,34 |
- Ðiện thoại |
0,28 |
0,14 |
Lợi nhuận |
40,83 |
|
Tỷ suất lợi nhuận (%) |
20,10 |
|
Chi phí cố định trung bình của các mô hình nuôi là 13.780.000 đồng/ha/năm, chiếm 9,64% tổng chi phí đầu tư. Trong đó, đối với mô hình bán thâm canh là 28.610.000 đồng/ha/năm, chiếm 9,94% tổng chi phí và mô hình quảng canh cải tiến là 10.720.000 đồng/ha/năm chiếm gần 1312,79% tổng chi phí đầu tư.
Từ kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy, mức lợi nhuận trung bình là 174.430.000 đồng/ha/năm. Đối với mô hình nuôi bán thâm canh lên đến 143.100.000 đồng/ha/năm, cao gấp gần 7 lần so với mô hình nuôi quảng canh cải tiến (21.040.000 đồng/ha/năm). Ngoài ra, nuôi theo hình thức bán thâm canh với quy mô nuôi lớn, mật độ cao nên có tính hiệu quả kinh tế hơn. Vì vậy, giá thành tính trên 1 kg tôm sú nguyên liệu giá khoảng 137.000 đồng/kg, trong đó mô hình nuôi quảng canh cải tiến đến 182.000 đồng/kg và bán thâm canh là 124.000đồng/kg. Bên cạnh đó, mô hình nuôi bán thâm canh còn là mô hình sản xuất có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
Bảng 6: Hiệu quả tài chính trong hoạt động của nhà máy chế biến |
||
Khoản mục |
Giá trị trình bình (triệu đồng/tấn) |
Tỷ lệ (%) |
Doanh thu |
336,00 |
100,00 |
Tổng chi phí |
290,38 |
100,00 |
Chi phí trung gian (IC) |
246,56 |
84,91 |
- Tôm nguyên liệu |
235,00 |
80,93 |
- Bao bì, bảo quản |
5,87 |
2,02 |
- Ðiện, nước |
1,11 |
0,38 |
- Khấu hao, công cụ dụng cụ |
4,58 |
1,58 |
Chi phí tăng thêm |
43,82 |
15,09 |
- Hao hụt |
16,00 |
5,51 |
- Lao động |
8,86 |
3,05 |
- Phí, thuế |
1,06 |
0,37 |
- Vận chuyển |
8,38 |
2,89 |
- Lãi vay |
9,52 |
3,28 |
Lợi nhuận |
45,62 |
|
Tỷ suất lợi nhuận (%) |
15,71 |
|
Mặc dù, mô hình nuôi bán thâm canh là mô hình có mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao nhất, nhưng cũng là mô hình nhiều rủi ro và không phải nông hộ nào cũng có thể thực hiện được, bởi mức vốn đầu tư khá lớn, kỹ thuật quản lý chăm sóc đòi hỏi cao hơn so với mô hình nuôi quảng canh cải tiến.
Hiệu quả tài chính của thương lái
Các thương lái thu gom thường phải đầu tư cơ sở vật chất từ 20 triệu đến 30 triệu đồng để phục vụ việc thu mua tôm. Mức độ thu mua trung bình của lái thu gom khoảng 1,52 tấn/năm. Giá thu mua tôm sú nguyên liệu trung bình khoảng 171.000 đồng/kg, chênh lệch giữa giá mua, bán biến động từ 10-20 ngàn đồng/kg tùy loại tôm. Các thương lái tổ chức thu mua tại nông hộ, thương lái thanh toán tiền ngay cho người nuôi tôm. Hoạt động này được các hộ nuôi, đặc biệt là các hộ nuôi theo hình thức quảng canh ưu tiên lựa chọn, bởi sản lượng thu hoạch ít và không đồng loạt. Sau khi thu gom, thương lái bán lại cho vựa/đại lý hoặc các công ty chế biến và khi bán này thì thương lái bán phân theo kích cỡ tôm. Khi mua xô tại từ các hộ nuôi và bán phân lại theo kích cỡ thì tôm loại 2, loại 3 chiếm phần lớn trong tổng lượng tôm tiêu thụ.
Bảng 7: Tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị tôm sú |
|||||
|
Nông dân |
Thương lái |
Vựa |
Nhà máy chế biến |
Tổng |
Giá bán (triệu đồng/tấn) |
194,00 |
234,00 |
244,00 |
336,00 |
1008,00 |
Tổng chi phí (triệu đồng/tấn) |
127,5 |
200,97 |
203,17 |
290,38 |
822,02 |
Chi phí trung gian (triệu đồng/tấn) |
80,76 |
195,84 |
198,27 |
246,56 |
721,43 |
Chi phí tăng thêm (triệu đồng/tấn) |
46,74 |
5,13 |
4,90 |
43,82 |
100,59 |
Giá trị gia tăng (triệu đồng/tấn) |
113,24 |
38,16 |
45,73 |
89,44 |
286,57 |
Giá trị gia tăng thuần(triệu đồng/tấn) |
66,50 |
33,03 |
40,83 |
45,62 |
185,98 |
% giá trị gia tăng |
39,52 |
13,32 |
15,96 |
31,21 |
100,00 |
% giá trị gia tăng thuần |
35,76 |
17,76 |
21,95 |
24,53 |
100,00 |
Tỷ suất lợi nhuận (giá trị gia tăng thuần/Tổng Chi phí) (%) |
52,16 |
16,44 |
20,10 |
15,71 |
|
Từ Bảng 3 cho thấy, 1 tấn tôm sú giá trung bình là 234.000.000 đồng, lợi nhuận đạt được 33.030.000 đồng. Tổng chi phí bỏ ra là 200.970.000 đồng, đạt tỷ suất lợi nhuận 16,44%. Trong đó, chi phí mua tôm nguyên liệu cao nhất chiếm 96,53%, kế đến là chi phí bốc vác, vận chuyển chiếm 1,46%, còn lại là các khoản chi phí khác. Phân tích theo chi phí trung gian và chi phí tăng thêm thì tổng giá trị chi phí trung gian chiếm 97,45% trong tổng chi phí, còn chi phí tăng thêm chiếm 2,55% tổng chi phí.
Hiệu quả tài chính của chủ vựa
Phần lớn các vựa thu mua trực tiếp từ nông hộ nuôi, một số mua qua các thương lái. Hầu hết lượng tôm thu mua được, các chủ vựa bán lại cho các công ty chế biến. Khi mua của nông hộ nuôi, đa phần vựa thu mua với dạng mua xô, không phân loại kích cỡ, một số vựa có mua theo phân loại, loại tôm vựa tiêu thụ nhiều là tôm loại 1 (≤ 30 con/kg) và loại 2 (cỡ trên 30 - 40 con/kg), còn tôm loại 3 (trên 40 con/kg).
Các chủ vựa thanh toán tiền mặt ngay sau khi thu mua tôm. Nếu tính hiệu quả kinh doanh của 1 tấn tôm thu mua, đại lý tạo ra doanh thu là 244.000.000đồng. Tổng chi phí đầu tư là 203.170.000 triệu đồng, trong đó chi phí trung gian chiếm 97,59% tổng giá trị chi phí, chi phí nguyên liệu chiếm 96,47% tổng giá trị chi phí. Chi phí tăng thêm chiếm 2,41% tổng giá trị chi phí, trong đó phân bổ chủ yếu cho lao động (bốc vác, vận chuyển). Mức lãi của chủ vựa thu được là 40.830.000 đồng/tấn.
Hiệu quả tài chính của nhà máy
Tùy thị trường xuất khẩu mà các nhà máy chế biến xuất khẩu có những sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm có định mức tôm nguyên liệu khác nhau. Trong nghiên cứu này, sản phẩm tôm sú xuất khẩu là đông lạnh nguyên con và tôm sú bỏ đầu được sử dụng để phân tích, với giá bán bình quân là 14,8 USD/kg tôm với tỷ giá là 22.675 VND/USD.
Doanh thu xuất khẩu trung bình 1 tấn tôm sú thành phẩm là 336.000.000 đồng. Tổng chi phí bình quân là 290.380.000 đồng, trong đó chi phí trung gian (IC) chiếm 84,91%, chi phí tăng thêm (VA) chiếm 15,09%, trong tổng chi phí tăng thêm, phân bổ cho lao động 20,22%, vận chuyển 19,12%, trả lãi vay 21,73% và hao hụt là 36,51%. Tổng lợi nhuận thu được là 45.620.000 đồng/1 tấn tôm thành phẩm. Với kết quả này tỷ suất lợi nhuận đạt được của các nhà máy, xí nghiệp là 15,71%.
Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi
Kết quả phân tích cho thấy, giá trị gia tăng thuần trung bình trên 1 tấn tôm của tác nhân nông dân là cao nhất đạt giá trị 66,50 triệu đồng/tấn, chiếm 35,76% giá trị gia tăng thuần của toàn chuỗi, kế đến là tác nhân nhà máy chế biến với giá trị gia tăng thuần 45,62 triệu đồng/tấn, chiếm gần 24,53% giá trị gia tăng thuần toàn chuỗi và tác nhân chủ vựa là 40,83 triệu đồng/tấn, chiếm khoảng 21,95%; thương lái là tác nhân có giá trị gia tăng thuần đạt thấp nhất so với các tác nhân khác trong chuỗi với giá trị tăng thuần chỉ đạt 33,03 triệu đồng/tấn, chiếm 17,76% tổng giá trị giá tăng thuần toàn chuỗi.
Hơn nữa, nông dân cũng là tác nhân đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất so với các tác nhân khác trong chuỗi. Tuy nhiên, khi xét tổng lợi nhuận đạt được trong năm thì nông dân lại đạt thấp nhất do sản lượng tôm bán trong năm thấp hơn nhiều so với các tác nhân khác còn lại trong chuỗi. Thêm vào đó, trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm sú, nông dân được xem là tác nhân chịu nhiều rủi ro nhất vì thời gian nuôi kéo dài (3-4 tháng), gặp nhiều rủi ro về dịch bệnh và đặc biệt là rủi ro về giá cả thị trường.
Tựu chung, có thể thấy, tôm sú ở Trà Vinh được tiêu thụ qua tác nhân thương lái và vựa thu mua trong Tỉnh là chính, do đó vai trò của thương lái rất quan trọng trong tiêu thụ đối với hình thức sản xuất nhỏ lẻ. Bên cạnh đó hân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa đồng đều và chưa hợp lý giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. Trong các khâu của chuỗi giá trị, còn tồn tại một số hạn chế như: Thiếu con giống chất lượng; Năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế nên chi phí sản xuất cao chưa hiệu quả; Chưa đa dạng hóa sản phẩm giá trị gia tăng trong chế biến xuất khẩu.
Tài liệu tham khảo:
- Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi, 2010, "Hiệu quả sản xuất tôm của nông hộ ở ÐBSCL: Trường hợp so sánh mô hình nuôi bán thâm canh tỉnh Trà Vinh với tỉnh Bạc Liêu", Tạp chí khoa học Ðại học Cần Thơ, Số 13 pp. 105-112;
- Dang Hoang Xuan Huy & Tran Van Thang, 2013, "Phân tích hiệu quả chi phí cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị Xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa", Tạp chí Khoa học Ðại học Cần Thơ, 26: 41-46, pp;
- Ðỗ Minh Vạnh & Cộng sự, 2016, "Ðánh giá hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo các hình thức tổ chức ở Ðồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Khoa học Ðại học Cần Thơ, 42: 50-57, pp;
- Lê Kim Long & Ðặng Hoàng Xuân Huy, 2015, "Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị Xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa", Tạp chí Khoa học Ðại học Cần Thơ, 40: 7-14, pp;
- Kaplinsky and Morris, 2001, " A handbook for value chain research. ", The Institute of Development Studies, University of Sussex. Brighton, United Kingdom;
- Rodrigo R. Frei Luis Vinatea Sersgio A. Netto, 2009, " “Analysis of the marine shrimp culture production chain in Southern Brazil”", Annals of the Brazilian Academy of Sciences,, vol 81,pp 287-295.