Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt cho xăng E5 là hợp lý
Bộ Tài chính vừa đề xuất hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho xăng sinh học E5 để khuyến khích sử dụng xăng sinh học thông qua giá bán và tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này.
Theo một số chuyên gia kinh tế, việc hoàn thuế này là hoàn toàn hợp lý và không ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước cũng như “túi tiền” của người dân.
Quy định nêu trên được Bộ Tài chính đưa ra tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP (Nghị định 108) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB.
Dự kiến số thuế hoàn khoảng 750 tỷ đồng trong 2 năm
Vừa qua Bộ Tài chính đã nhận được nhiều kiến nghị của hiệp hội, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đề nghị hướng dẫn hoàn thuế TTĐB đối với nguyên liệu xăng khoáng RON92 dùng để pha chế xăng E5 RON92. Theo lý giải của các đơn vị này, giai đoạn từ ngày 1/1/2015 đến hết ngày 31/12/2017 chưa phát sinh vướng mắc, do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ yếu bán xăng khoáng RON92, RON95 và lượng xăng E5 RON92 chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nên sau khi bù trừ với số thuế TTĐB phải nộp khác, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn còn số thuế TTĐB phải nộp.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2018, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp chỉ được bán xăng RON95 và xăng E5 RON92 nên sau khi bù trừ với số thuế TTĐB phải nộp khác, doanh nghiệp luôn phát sinh số thuế TTĐB chưa được khấu trừ của nguyên liệu sản xuất xăng E5 RON92. Ví dụ, tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam dự kiến số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết phát sinh năm 2018 khoảng 200 tỷ đồng (bình quân khoảng 16,6 tỷ đồng/tháng); Công ty TNHH TM&DV Long Hưng dự kiến, số thuế TTĐB xăng E5 RON92 chưa được khấu trừ hết phát sinh năm 2018 khoảng 22 tỷ đồng (bình quân khoảng 1,8 tỷ đồng/tháng).
Để khuyến khích sử dụng xăng sinh học thông qua giá bán và tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định hoàn thuế TTĐB đối với trường hợp số thuế TTĐB chưa khấu trừ hết của xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học, sau khi bù trừ với số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa, dịch vụ khác hoặc bù trừ giữa các loại thuế với nhau thì được hoàn thuế TTĐB.
Theo quy định của Luật Quản lý thuế, thuế TTĐB được kê khai theo tháng. Theo quy định của Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) thì thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư hoặc xuất khẩu đạt từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế. Do vậy, để đảm bảo đồng bộ với Luật Quản lý thuế và Luật thuế GTGT, Bộ Tài chính đề nghị số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết trong tháng đạt từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế (như quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư và xuất khẩu).
Về nguồn tiền hoàn thuế TTĐB, Bộ Tài chính đề nghị bố trí nguồn ngân sách trung ương để hoàn thuế cho doanh nghiệp (dự kiến số thuế TTĐB hoàn năm 2018 khoảng 300 tỷ đồng và năm 2019 khoảng 450 tỷ đồng).
Ban hành cơ chế hoàn thuế là hoàn toàn hợp lý
Trên thực tế, do chưa có quy định hoàn thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết, nên doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này chưa được hưởng ưu đãi. Mặt khác, tại Nghị định số 108 chưa quy định rõ doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ số thuế TTĐB bị cơ quan hải quan ấn định ở khâu nhập khẩu, khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước, nên dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp và chưa quy định hồ sơ, thủ tục hoàn thuế TTĐB đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập, tái xuất khẩu.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, cần thiết phải bổ sung quy định hướng dẫn hoàn thuế TTĐB đối với cơ sở sản xuất xăng sinh học để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và phù hợp với chủ trương khuyến khích sử dụng mặt hàng này. Bởi vì doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên liệu đã trích nộp số thuế TTĐB, nay cần có quy định hoàn thuế để doanh nghiệp có vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết Bộ Tài chính là cơ quan nắm ngân khố quốc gia, trước những quyết sách Bộ đã phải tính toán kỹ, cho nên đây là đề xuất hoàn toàn hợp lý và không có chuyện ảnh hưởng tới ngân sách cũng như “túi tiền” của dân. “Việc hoàn thuế cho doanh nghiệp là có cơ sở, có căn cứ, đúng với chủ trương của Nhà nước là khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. Để khuyến khích người dân sử dụng xăng sinh học thì phải giảm giá bán, muốn giảm giá thì phải giảm thuế là điều đương nhiên”, ông Ngô Trí Long nói. Theo ông Long, nếu không hướng dẫn hoàn thuế TTĐB cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và giá bán của mặt hàng xăng E5 RON92.
Ngoài đề xuất hoàn thuế cho mặt hàng xăng E5, Bộ Tài chính đã đề nghị bổ sung hướng dẫn rõ khấu trừ thuế TTĐB đối với trường hợp cơ quan hải quan ấn định thu và bổ sung thủ tục, hồ sơ hoàn thuế TTĐB cho doanh nghiệp đối với hàng tạm nhập, tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
Quy định nêu trên được Bộ Tài chính đưa ra tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP (Nghị định 108) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB.
Dự kiến số thuế hoàn khoảng 750 tỷ đồng trong 2 năm
Vừa qua Bộ Tài chính đã nhận được nhiều kiến nghị của hiệp hội, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đề nghị hướng dẫn hoàn thuế TTĐB đối với nguyên liệu xăng khoáng RON92 dùng để pha chế xăng E5 RON92. Theo lý giải của các đơn vị này, giai đoạn từ ngày 1/1/2015 đến hết ngày 31/12/2017 chưa phát sinh vướng mắc, do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ yếu bán xăng khoáng RON92, RON95 và lượng xăng E5 RON92 chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nên sau khi bù trừ với số thuế TTĐB phải nộp khác, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn còn số thuế TTĐB phải nộp.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2018, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp chỉ được bán xăng RON95 và xăng E5 RON92 nên sau khi bù trừ với số thuế TTĐB phải nộp khác, doanh nghiệp luôn phát sinh số thuế TTĐB chưa được khấu trừ của nguyên liệu sản xuất xăng E5 RON92. Ví dụ, tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam dự kiến số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết phát sinh năm 2018 khoảng 200 tỷ đồng (bình quân khoảng 16,6 tỷ đồng/tháng); Công ty TNHH TM&DV Long Hưng dự kiến, số thuế TTĐB xăng E5 RON92 chưa được khấu trừ hết phát sinh năm 2018 khoảng 22 tỷ đồng (bình quân khoảng 1,8 tỷ đồng/tháng).
Để khuyến khích sử dụng xăng sinh học thông qua giá bán và tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định hoàn thuế TTĐB đối với trường hợp số thuế TTĐB chưa khấu trừ hết của xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học, sau khi bù trừ với số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa, dịch vụ khác hoặc bù trừ giữa các loại thuế với nhau thì được hoàn thuế TTĐB.
Theo quy định của Luật Quản lý thuế, thuế TTĐB được kê khai theo tháng. Theo quy định của Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) thì thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư hoặc xuất khẩu đạt từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế. Do vậy, để đảm bảo đồng bộ với Luật Quản lý thuế và Luật thuế GTGT, Bộ Tài chính đề nghị số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết trong tháng đạt từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế (như quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư và xuất khẩu).
Về nguồn tiền hoàn thuế TTĐB, Bộ Tài chính đề nghị bố trí nguồn ngân sách trung ương để hoàn thuế cho doanh nghiệp (dự kiến số thuế TTĐB hoàn năm 2018 khoảng 300 tỷ đồng và năm 2019 khoảng 450 tỷ đồng).
Ban hành cơ chế hoàn thuế là hoàn toàn hợp lý
Trên thực tế, do chưa có quy định hoàn thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết, nên doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này chưa được hưởng ưu đãi. Mặt khác, tại Nghị định số 108 chưa quy định rõ doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ số thuế TTĐB bị cơ quan hải quan ấn định ở khâu nhập khẩu, khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước, nên dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp và chưa quy định hồ sơ, thủ tục hoàn thuế TTĐB đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập, tái xuất khẩu.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, cần thiết phải bổ sung quy định hướng dẫn hoàn thuế TTĐB đối với cơ sở sản xuất xăng sinh học để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và phù hợp với chủ trương khuyến khích sử dụng mặt hàng này. Bởi vì doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên liệu đã trích nộp số thuế TTĐB, nay cần có quy định hoàn thuế để doanh nghiệp có vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết Bộ Tài chính là cơ quan nắm ngân khố quốc gia, trước những quyết sách Bộ đã phải tính toán kỹ, cho nên đây là đề xuất hoàn toàn hợp lý và không có chuyện ảnh hưởng tới ngân sách cũng như “túi tiền” của dân. “Việc hoàn thuế cho doanh nghiệp là có cơ sở, có căn cứ, đúng với chủ trương của Nhà nước là khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. Để khuyến khích người dân sử dụng xăng sinh học thì phải giảm giá bán, muốn giảm giá thì phải giảm thuế là điều đương nhiên”, ông Ngô Trí Long nói. Theo ông Long, nếu không hướng dẫn hoàn thuế TTĐB cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và giá bán của mặt hàng xăng E5 RON92.
Ngoài đề xuất hoàn thuế cho mặt hàng xăng E5, Bộ Tài chính đã đề nghị bổ sung hướng dẫn rõ khấu trừ thuế TTĐB đối với trường hợp cơ quan hải quan ấn định thu và bổ sung thủ tục, hồ sơ hoàn thuế TTĐB cho doanh nghiệp đối với hàng tạm nhập, tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.