Hoạt động đầu tư 5 tháng đầu năm 2016
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Năm ước tính đạt 21070 tỷ đồng, bao gồm: Vốn trung ương 4610 tỷ đồng; vốn địa phương 16460 tỷ đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, bằng 33,8% kế hoạch năm và tăng11,5% so với cùng kỳ năm 2015, gồm có:
- Vốn trung ương quản lý đạt 18,2 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5% kế hoạch năm và tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải đạt 6557 tỷ đồng, bằng 37% và tăng 26,9%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn1745 tỷ đồng, bằng27,3% và tăng 7,2%;Bộ Y tế 1070 tỷ đồng, bằng 35,7% và tăng 39,9%;Bộ Giáo dục và Đào tạo 890tỷ đồng, bằng 29,4% và tăng 56,4%; Bộ Xây dựng 325 tỷ đồng, bằng 36,1% và giảm 38,7%;Bộ Tài nguyên và Môi trường 258 tỷ đồng, bằng 30,6%và tăng 12,7%;Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 182 tỷ đồng, bằng31,4% và giảm 0,5%; Bộ Công Thương146 tỷ đồng, bằng 34,9% và tăng14,4%; Bộ Khoa học và Công nghệ 96 tỷ đồng, bằng 38,3% và giảm 11,7%; Bộ Thông tin và Truyền thông 38 tỷ đồng, bằng 37,8% và giảm 42,8%.
- Vốn địa phương quản lý đạt 65,1nghìn tỷ đồng, bằng 34,3% kế hoạch năm và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 46542 tỷ đồng, bằng 33,4% và tăng 13,3%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 15321 tỷ đồng, bằng 35,5% và tăng 5,8%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 3246 tỷ đồng, bằng41,8% và giảm 3,9%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt10774 tỷ đồng, bằng35,3% kế hoạch năm và tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước; thành phố Hồ Chí Minh 5836 tỷ đồng, bằng 32,9% và tăng1,3%; Nghệ An 2112 tỷ đồng, bằng 36,6% và tăng11,3%;Bà Rịa - Vũng Tàu 1877tỷ đồng, bằng 30,6% và tăng 2,8%; Bình Dương1862 tỷ đồng, bằng 28,9% và tăng 46%; Thanh Hóa 1680 tỷ đồng, bằng 40,7% và tăng 12,1%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/5/2016 thu hút 907 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7566,9 triệu USD, tăng 53,2% về số dự án và tăng 155,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Đồng thời có 425 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 2592,1 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 10159 triệu USD, tăng 136,4% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện5 tháng đầu năm ước tính đạt 5,8 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 5 tháng đầu năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 6617,6 triệu USD, chiếm 65,1% tổng vốn đăng ký; ngành thông tin và truyền thông đạt 1300,4 triệu USD, chiếm 12,8%; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 542,8 triệu USD, chiếm 5,4%; các ngành còn lại đạt 1698,2 triệu USD, chiếm 16,7%.
Cả nước có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 5 tháng đầu năm, trong đó Hà Nội có số vốn đăng ký lớn nhất với 1861,6 triệu USD, chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hải Phòng 1610,8 triệu USD, chiếm 21,3%; Bình Dương 570,2 triệu USD, chiếm 7,5%; thành phố Hồ Chí Minh 488,6 triệu USD, chiếm 6,5%; Bắc Ninh 330,1 triệu USD, chiếm 4,4%; Đồng Nai 289,7 triệu USD, chiếm 3,8%; Tiền Giang 259,7 triệu USD, chiếm 3,4%.
Trong số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại
Việt Nam 5 tháng đầu năm, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2888,4 triệu USD, chiếm 38,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Lúc-xăm-bua 1248 triệu USD, chiếm 16,5%; Xin-ga-po 686,9 triệu USD, chiếm 9,1%; Đài Loan 465,2 triệu USD, chiếm 6,1%; Nhật Bản 338,3 triệu USD, chiếm 4,5%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 306 triệu USD, chiếm 4%; Ma-lai-xi-a 249,7 triệu USD, chiếm 3,3%.