Hơn 1 nghìn tỷ USD trên thị trường tài chính toàn cầu đã đi đâu?


Dòng tiền ổn định vào các quỹ tiền tệ, vốn là những loại tài sản có độ rủi ro rất thấp như trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn ngắn dễ mua và bán, phản ánh cho những nỗi lo lắng chồng chất về triển vọng của nền kinh tế và tài sản rủi ro.

Từ đầu năm cho đến nay, nhà đầu tư đã rót ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD vào các quỹ trên thị trường tiền tệ.
Từ đầu năm cho đến nay, nhà đầu tư đã rót ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD vào các quỹ trên thị trường tiền tệ.

Từ đầu năm cho đến nay, nhà đầu tư đã rót ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD vào các quỹ trên thị trường tiền tệ.

Nhà đầu tư bị thu hút bởi mức lợi suất trên thị trường tiền tệ cao nhất trong nhiều năm, ngoài ra họ quan tâm đến những yếu tố bất ổn xung quanh triển vọng của kinh tế Mỹ.

Dòng tiền vào các quỹ trên thị trường tiền tệ tăng mạnh trong 8 tháng rưỡi vừa qua, tuy nhiên, chủ yếu dòng tiền nhắm đến nước Mỹ.

Tổng số tiền vào các quỹ này nhiều khả năng sẽ lập mức kỷ lục 1,5 nghìn tỷ USD trước thời điểm cuối năm nay, theo công bố của công ty chứng khoán thuộc ngân hàng Bank of America dẫn số liệu của Công ty EPFR.

Các chiến lược gia tại ngân hàng Mỹ cho rằng việc dòng tiền ổn định vào các quỹ tiền tệ, vốn là những loại tài sản có độ rủi ro rất thấp như trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn ngắn dễ mua và bán, phản ánh cho những nỗi lo lắng chồng chất về triển vọng của nền kinh tế và tài sản rủi ro.

“Việc dòng tiền tìm đến các quỹ tiền mặt phản ánh tâm lý lo lắng, hoài nghi về việc liệu kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh cứng” hay “hạ cánh mềm”, liệu Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc quá trình điều chỉnh chính sách của mình hay chưa, liệu thị trường đang trong trạng thái tăng hay giảm điểm”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại công ty chứng khoán BofASecurities – ông Michael Hartnett cho hay.

“Những câu hỏi lớn nhất vẫn chưa được giải quyết, và cho đến khi điều đó xảy ra, bạn vẫn có thể thu về mức lợi suất 5% mà không phải lo lắng điều gì tại các quỹ tiền tệ, chính vì vậy các quỹ này vẫn thu hút dòng tiền”, ông Hartnett nhấn mạnh.

Lợi suất của các quỹ trên thị trường tiền tệ đã tăng cao hơn kể từ khi FED bắt đầu nâng lãi suất cơ bản vào tháng 3/2022 để kiềm chế lạm phát. Sau hơn 10 lần điều chỉnh liên tiếp, lãi suất cơ bản đồng USD hiện đang trong ngưỡng từ 5% - 5,25%.

Trong khi đó, giá trị của các tài sản an toàn đã không ngừng biến động trong nhiều tháng gần đây bởi những kỳ vọng vào khả năng kinh tế đi xuống đã được chứng minh là quá bi quan.

Dòng tiền vào các quỹ tiền tệ gia tăng trong mùa xuân, ước tính khoảng 372 tỷ USD đã vào các quỹ này chỉ riêng trong tháng 3/2023, vụ việc sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley và Signature khiến cho nhiều nhà đầu tư phải tìm kiếm “chỗ trú” an toàn cho tiền của họ.

Từ đó đến nay, dòng tiền vào các quỹ tiền tệ đã chững lại khi mà nỗi lo về ngành ngân hàng hạ nhiệt. Tuy nhiên, đến tháng trước, dòng tiền vào các quỹ tiền tệ của Mỹ lên cao kỷ lục đến 130 tỷ USD, theo số liệu của EPFR.

“Lợi suất các quỹ trên thị trường tiền tệ đã tăng cùng với lãi suất ngắn hạn và hiện ở ngưỡng cao nhất trong 15 năm, chính vì vậy nó giúp thu hút nhà đầu tư”, chuyên gia kinh tế tại tổ chức Investment Company Institute – bà Shelly Antoniewicz phân tích.

Trưởng bộ phận thu nhập cố định tại quỹ RBC Global Asset Management, ông Andrzej Skiba cho biết, đầu tư vào các quỹ tiền tệ của RBC đang mang lại lợi suất tốt. Theo quan điểm này, điều đó phản ánh cho việc nhà đầu tư giảm kỳ vọng vào khả năng khi nào Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Số liệu lạm phát công bố vào tuần này cho thấy, giá năng lượng leo thang đã đẩy tăng trưởng giá cả lên ngưỡng cao, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với ngưỡng tăng 3,2% của tháng 7/2023 và cao hơn dự báo 3,6% của các chuyên gia.

Theo Ngọc Diệp/thitruongtaichinhtiente.vn