Kaizen- Phương pháp cải tiến năng suất cho doanh nghiệp

Nga Phạm

Được biết như một phương pháp cải tiến năng suất hiệu quả, Kaizen giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả hoạt động trong sản xuất kinh doanh.

Kaizen là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc; nhấn mạnh hoạt động nhóm.
Kaizen là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc; nhấn mạnh hoạt động nhóm.

Trong tiếng Nhật, Kaizen có nghĩa là “cải tiến liên tục”. Kaizen là sự tích lũy các cải tiến nhỏ thành kết quả lớn, tập trung vào xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và thay đổi chuẩn để đảm bảo vấn đề được giải quyết tận gốc. Để có thể cạnh tranh thành công, doanh nghiệp cần giảm chi phí, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu suất giao hàng.

Dựa trên nhiều nghiên cứu đã thực hiện, một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp ngành công nghiệp phải đối mặt là mức năng suất thấp. Kaizen được áp dụng và trả lại kết quả là cả một quá trình dài không ngừng cải tiến để hoàn thành mục tiêu, có thể kể đến một vài lợi ích như giảm các đáng phí không đáng có, tăng năng suất; tạo tinh thần làm việc tập thể đoàn kết; tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến, phát huy hết tiềm năng có trong mỗi cá nhân người lao động; hình thành trong mỗi cá nhân ý thức giảm thiểu các lãng phí.

Bên cạnh đó, Kaizen còn giúp doanh nghiệp tạo động lực để các cá nhân trong doanh nghiệp đưa ra ý tưởng cải tiến hiệu quả; thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể, tăng tính gắn kết nội bộ; xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp với thói quen tiết kiệm và hiệu quả trong từng chi tiết…

Kaizen là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc; nhấn mạnh hoạt động nhóm. Đó cũng là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và phân tích dữ liệu; giúp tập trung nâng cao năng suất và thỏa mãn yếu cầu khách hàng thong qua việc cắt giảm các khoản lãng phí không cần thiết; triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình, đồng lòng của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo.

Tại Việt Nam, đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công phương pháp Kaizen. Trong lĩnh vực sản xuất máy móc thiết bị, Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Miền Nam (SVEAM) cũng đạt nhiều kết quả tích cực nhờ áp dụng triết lý Kaizen. Từ 900 bộ sản phẩm thân máy khâu Juki/tháng, sau khi liên tục thay đổi quy trình công nghệ gia công mẫu, công ty đã đạt sản lượng 1.700 bộ/tháng.

Công ty TNHH Bao Bì Tân Long (Tân Long) là nhà sản xuất bao bì giấy, carton hàng đầu khu vực miền Trung. Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng trong quá trình hoạt động, Công ty đã nhận thấy nhiều vấn đề tồn tại cần được cải tiến mà chủ yếu là vấn đề năng suất và lãng phí.

Trước những băn khoăn này, Công ty đã tham gia vào dự án triển khai nâng cao năng suất thông qua phương pháp Kaizen do các chuyên gia của Viện Năng suất Việt Nam triển khai.

Theo đó, dưới sự hướng dẫn của nhóm chuyên gia, Công ty đã tìm ra các vấn đề cần phải cải thiện, trong đó bao gồm chất lượng, năng suất, tiến độ, đặc biệt là cách bố trí layout nhà xưởng nhằm giảm các lãng phí không cần thiết như thời gian chờ đợi, hàng lỗi, hàng hỏng, lãng phí do quy trình chưa chuẩn…  

Sau thời gian áp dụng phương pháp Kaizen, thời gian tìm kiếm khuôn và phim đã giảm 70% so với trước cải tiến; thời gian chuẩn bị lên phôi sau cải tiến đã giảm 25 phút cho 1 lần lên phôi.

Tại khâu kiểm tra chất lượng sau cải tiến các điểm nghẽn về chất lượng cũng được tháo nút sau khi xác định vấn đề, tìm nguyên nhân cốt lõi và đề xuất giải pháp về đảm bảo độ ánh sáng cho khu vực làm việc của bộ phận kiểm tra chất lượng; bố trí các dụng cụ đựng hàng và phân chia hàng trực quan đã giúp quá trình thực hiện giảm được sự nhầm lẫn hàng lỗi hỏng và hàng đạt, tỷ lệ lỗi chất lượng giảm 30% so với trước khi cải tiến.

Đối với về kế hoạch sản xuất, sau cải tiến khâu chuẩn bị nguyên vật liệu sẵn sàng cho các ca sản xuất đã làm giảm thời gian chờ đợi 40 phút/1 ca, rút ngắn thời gian thực quá trình sản xuất 20% và tăng khả năng đáp ứng tiến độ cho các đơn hàng của khách hàng...

 

Triết lý Kaizen dựa trên quan điểm là cách sống của chúng ta luôn đòi hỏi một số cải tiến nhất định. Do đó, cách tốt nhất để ứng phó với sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu này là doanh nghiệp tiến hành các hoạt động cải tiến liên tục với mục tiêu giảm thiểu lãng phí.