Khẳng định chất lượng sản phẩm với ISO 22000

Nga Phạm

ISO: 22000 là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận kết hợp cách tiếp cận ISO: 9001 với quản lý an toàn thực phẩm và Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn.

Chứng nhận ISO 22000 như giấy thông hành, giúp công ty có thể phân phối sản phẩm tại các chuỗi siêu thị lớn.
Chứng nhận ISO 22000 như giấy thông hành, giúp công ty có thể phân phối sản phẩm tại các chuỗi siêu thị lớn.

Chưa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm lại được quan tâm như hiện nay. Không chỉ người tiêu dùng mà bản thân các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực thực phẩm luôn đề cao vấn đề này bởi nó liên quan đến sự sống còn của hoạt động doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu nếu doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và vươn ra thị trường quốc tế.

Hiểu được vấn đề này, trong nhiều năm qua, tiêu chuẩn ISO: 22000 đã được thế giới đưa vào áp dụng, coi như một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Việc áp dụng ISO: 22000 là một quyết định chiến lược đối với một tổ chức nhằm cải tiến toàn bộ kết quả thực hiện của tổ chức về an toàn thực phẩm.

Những lợi ích tiềm năng do ISO: 22000 mang lại bao gồm có khả năng cung cấp ổn định thực phẩm an toàn và các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đáp ứng yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành; giải quyết được các rủi ro liên quan đến mục tiêu của tổ chức; có khả năng chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO: 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô, bao gồm các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất của các thành phần thực phẩm. Doanh nghiệp chế biến các mặt hàng thực phẩm: rau củ quả, nước uống, gia vị; các nhà sản xuất thực phẩm; các nhà bán lẻ; các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống, thực phẩm chức năng; bảo quản thực phẩm.

Tiêu chuẩn này tích hợp các nguyên tắc của hệ thống HACCP do Ủy ban Codex Alimentarius xây dựng. Bằng các yêu cầu có thể đánh giá, tiêu chuẩn này kết hợp kế hoạch HACCP với các chương trình tiên quyết cũng như các yêu cầu về hệ thống an toàn thực phẩm khác.

Có thể kể đến một số lợi ích khi áp dụng ISO: 22000 như: Có khả năng cung cấp ổn định thực phẩm an toàn và các sản phẩm, dịch vụ có liên quan; Giải quyết được các rủi ro liên quan đến mục tiêu của tổ chức; Mang lại niềm tin và sự hài lòng của khách hàng. Thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành; Cải thiện khả năng ứng phó với rủi ro (liên quan đến an toàn thực phẩm); Tăng cơ hội kinh doanh; Giảm thủ tục giấy tờ cần thực hiện (không cần làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm)...

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xác định việc áp dụng ISO: 22000 không phải lúc nào cũng dễ dàng. Những vấn đề sau đây cần được quan tâm ngay khi bắt tay vào việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn này:

Thực tế cho thấy đã có rất nhiều doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh nhờ áp dụng ISO: 22000. Đơn cử, nhờ đạt chứng nhận ISO: 22000, các sản phẩm của Công ty TNHH thục phẩm Sunrise dễ dàng được phân phối tại các chuỗi siêu thị lớn. Đây là một trong 20 đơn vị điểm nhận được hỗ trợ từ Chương trình quốc gia nâng cao năng suất chất lượng, cụ thể là Nhiệm vụ “Nhân rộng áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO: 22000) vào các doanh nghiệp Việt Nam năm 2018” do Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) chủ trì thực hiện.

Lãnh đạo Công ty này cho biết, chứng nhận ISO: 22000 giống như giấy thông hành, giúp Công ty có thể phân phối sản phẩm tại các chuỗi siêu thị lớn bao gồm MM Mega Market, Coop Mart…

Thời gian qua, với việc áp dụng ISO: 22000, từ nhà xưởng, trang thiết bị đến tường, nền, trần, kho bảo quản,… đều thiết kế đạt chuẩn an toàn thực phẩm. Theo đó, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn, Công ty chỉ cần tập trung xây dựng và chuẩn hóa hệ thống quy trình, thủ tục, hướng dẫn và đưa vào áp dụng tại tất các bộ phận. Đây cũng chính là nội dung mà Công ty mất nhiều thời gian để hoàn thiện nhất do đội ngũ nhân viên chưa từng trải qua việc vận hành áp dụng theo bất kỳ một tiêu chuẩn ISO hay HACCP nào trong thực tế.