Kiên định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Theo mof.gov.vn

(Tài chính) Chuẩn bị cho tổng kết 30 năm đổi mới (1986-2016) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, hiện nay các cấp, các ngành đang khẩn trương có những tổng kết, đúc rút của ngành mình. Mới đây, Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn cốt yếu về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được tổ chức, nhiều vấn đề của nền kinh tế sau gần 30 năm đổi mới đã được bàn thảo.

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt đột phá chiến lược. Nguồn Internet
Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt đột phá chiến lược. Nguồn Internet

Trong Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa khẳng định: “Trong những năm qua, chúng ta đã có bước tiến dài về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Đây cũng là một đột phá chiến lược đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI”.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết phải tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Thời gian tới phải tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt đột phá chiến lược nêu trên, trong đó tập trung giải quyết hai vấn đề quan trọng có liên quan chặt chẽ với nhau là thực hiện giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.

Tại Hội thảo tìm những vấn đề cốt yếu về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sau gần 30 năm đổi mới, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được tạo lập và đi vào hoạt động, từng bước hoàn thiện. Những thành tựu đổi mới về kinh tế cùng với đổi mới về chính trị đã tạo nên bầu không khí dân chủ mới trong xã hội, tạo nên động lực mới, đưa đất nước không chỉ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội mà còn vươn lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình, làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế - xã hội của đất nước.

“Chúng ta đã đạt được những thành tựu nổi bật về xóa đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rõ rệt so với thời kỳ trước đổi mới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Việt Nam gặp không ít trở ngại, khó khăn và cả thiếu sót. Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường của Việt Nam chưa hoàn tất, những thách thức, rào cản còn rất lớn trong cả tư tưởng, nhận thức, cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện”- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Nhiều luận cứ theo Phó Thủ tướng Chính phủ và các chuyên gia cần làm rõ một số điểm như: Thị trường có phải là cơ chế hiệu quả trong đó lấy cạnh tranh làm động lực trong quá trình huy động và phân bổ các nguồn lực, giúp giải phóng sức sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế? Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa như thế nào? Nhà nước nên giữ vai trò dẫn dắt, chi phối hay định hướng, kiến tạo phát triển thị trường, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh, thúc đẩy hội nhập và phát triển? Kinh tế tư nhân đã được chứng minh là một trong các động lực chính của tăng trưởng, liệu có đủ cơ sở thực tiễn để khẳng định đây là động lực quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế trong tương lai...

Theo một số chuyên gia kinh tế, trong điều kiện bình thường thì Nhà nước cần tôn trọng và vận dụng tối đa có thể những nguyên tắc thị trường. Trong điều kiện không bình thường thì phải áp dụng những biện pháp không bình thường, chủ yếu bằng biện pháp kinh tế, nhưng cũng không coi nhẹ biện pháp hành chính cần thiết. Vấn đề khôn ngoan là can thiệp vào khâu nào, vào thời điểm nào, thời gian bao lâu, nặng nhẹ đến đâu, và sau đó khi tình hình dần trở lại bình thường thì các biện pháp can thiệp trực tiếp của nhà nước sẽ được nhường chỗ dần cho những biện pháp theo nguyên tắc thị trường.

Trong những năm qua, trên thực tế, chúng ta đã có bước tiến dài về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Đây cũng là một đột phá chiến lược đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết phải tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội.

Thời gian tới phải tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt đột phá chiến lược nêu trên, trong đó tập trung giải quyết hai vấn đề quan trọng có liên quan chặt chẽ với nhau là thực hiện giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, theo đúng chỉ đạo định hướng của Thủ tướng Chính phủ trong Thông điệp đầu năm mới.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là mô hình tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tiếp tục làm rõ đặc trưng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chỉ ra những yếu kém, lầm lẫn và nguy cơ chệch hướng; làm rõ vai trò của kinh tế Nhà nước và điều tiết Nhà nước... là những vấn đề nóng bỏng đặt ra từ thực tiễn.

Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, cần liên tục đổi mới tư duy kinh tế và tư duy phát triển, không ngừng phân tích, đánh giá và rút ra bài học thành công và thất bại trên con đường “dò đá qua sông”, thực hiện một mô hình kinh tế mới chưa từng có tiền lệ.

Tại hội thảo “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn cốt yếu về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sau gần 30 năm đổi mới, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được tạo lập và đi vào hoạt động, từng bước hoàn thiện. Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật về xóa đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rõ rệt so với thời kỳ trước đổi mới.

Nói như vậy không có nghĩa trong quá trình phát triển, Việt Nam không gặp trở ngại, khó khăn. Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường của Việt Nam chưa hoàn tất, những thách thức, rào cản còn rất lớn trong cả tư tưởng, nhận thức, cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện. Những hạn chế, thiếu sót, bất cập và những vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tập trung cao độ trí tuệ để làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với nguyên tắc chung của kinh tế thị trường trên thế giới ngày nay.

Phương hướng cơ bản là phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học và bắt kịp những xu thế phát triển khách quan của thời đại để giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định ra đường hướng phát triển kinh tế dài hạn cho đất nước.