Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tài chính toàn diện

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng, ThS. Hoàng Thị Hương Giang - Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh

Tài chính toàn diện là việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Papua New Guinea và Tanazia có thể thấy, 2 quốc gia này đã nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển tài chính toàn diện, đồng thời tập trung chủ yếu vào các hoạt động như hoàn thiện thể chế, pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tài chính phát triển; Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp với nhu cầu của hoạt động tài chính.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Kinh nghiệm quốc tế về tài chính toàn diện

Papua New Guinea:

Mục tiêu phát triển tài chính toàn diện của Papua New Guinea (PNG) là cho phép các cá nhân và doanh nghiệp (DN) đạt được mục tiêu của họ về tiềm năng kinh tế, tức là để hỗ trợ phát triển kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện tiêu chuẩn sống.

Đối với khu vực tư nhân, mục tiêu của tài chính toàn diện là để thu hút khách hàng mới, tiếp cận thị trường mới, phân đoạn và cuối cùng tăng lợi nhuận. Do đó, tài chính toàn diện là một chương trình nghị sự đa diện dựa trên 4 trụ cột chính:

- Môi trường phù hợp: Các chính sách và bối cảnh pháp lý đối với tài chính toàn diện. Tài chính toàn diện sẽ đạt được tốt nhất nếu được hỗ trợ bởi chính sách hiệu quả của Chính phủ, cơ sở hạ tầng tài chính dễ tiếp cận và khung pháp lý tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tăng trưởng, đổi mới và cạnh tranh trong khi bảo vệ người tiêu dùng và ổn định tài chính.

...

Tazania:

Quá trình thực hiện Chiến lược phát triển tài chính toàn diện ở Tazania từ những năm 2014 trở lại đây đã gặp phải một số khó khăn sau:

- Về môi trường kinh tế vĩ mô: Thị trường cần một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định để hoạt động hiệu quả, đặc biệt là đối với các dịch vụ tài chính bởi vì bất cứ sự thay đổi nào trong các nguyên tắc cơ bản kinh tế vĩ mô đều ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Thêm vào đó, khuôn khổ pháp lý và luật pháp không đảm bảo thực thi nhanh chóng và hiệu quả đối với các dịch vụ tài chính.

...

Khuyến nghị chính sách phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của PNG và Tanazia có thể thấy, 2 quốc gia này đã nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển tài chính toàn diện, đồng thời tập trung chủ yếu vào các hoạt động như hoàn thiện thể chế, pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tài chính phát triển; Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp với nhu cầu của hoạt động tài chính; Tuyên truyền, giáo dục về lợi ích của tài chính toàn diện đến mọi đối tượng trong xã hội.

Để phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam, thời gian tới cần triển khai một số nội dung sau:

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần rà soát hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy việc phát triển các dịch vụ ngân hàng như: Tín dụng, thanh toán, hoạt động bảo lãnh, cung cấp dịch vụ tài chính… để tiến tới dịch vụ tài chính toàn diện.

Hiện nay, hành lang pháp lý về phát triển tài chính toàn diện hiện hành còn nhiều quy định chưa phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tế ở Việt Nam, do vậy chưa thực sự thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng nhất là với vấn đề ngân hàng điện tử, các dịch vụ thanh toán di động.

Những hạn chế này đặt ra yêu cầu cần hoàn thiện sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng như xây dựng hành lang pháp lý mới nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán.

...

Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.